Đừng bận tâm vì những điều không xứng đáng

Một ngày đẹp trời nào đó, bạn nghe được những lời không hay mà người ta nói về bạn. Người ta có thể là bạn thân, bạn cùng lớp hoặc là người mà bạn mới chỉ gặp một vài lần. Một người, hai người rồi ba người, rồi nhiều người nữa nói xấu bạn. Bạn sẽ thấy buồn, sẽ thấy cô đơn, lẻ loi và lạc lõng. Bạn sẽ tự hỏi “mình là đứa xấu xa đến vậy sao?” và tự tách mình ra khỏi thế giới hơn 7 tỷ người kia vì bạn nghĩ cả thế giới này đã quay chiều ngược lại với bạn.

***

Đừng bận tâm vì những điều không xứng đáng

Bạn sẽ thất vọng về bản thân nhiều lắm, vì ai cũng muốn được thương yêu chứ không phải là ghét bỏ. Bạn sẽ tự ti về con người mình nhiều lắm vì nó xấu xí đến mức bị người ta đem ra bàn tán cơ mà. Sẽ có những lúc như thế, sẽ có những lúc bạn tình cờ nhận ra, người ta chẳng hề nghĩ tốt về bạn.

Chúng ta không ai là hoàn hảo, không ai có thể hoàn hảo dù có cố gắng cỡ nào nhưng lại thường muốn người khác hoàn hảo theo ý mình. Đó là lý do bạn không thể làm vừa lòng tất cả mọi người, không thể khiến tất cả mọi người đều yêu quý bạn. Chúng ta có hai con mắt trên trán nhưng chẳng có con mắt nào ở phía sau nên thường có cái nhìn phiến diện, chúng ta thay vì dùng trí óc thì lại dùng trái tim để đánh giá người khác nên thường mang tính chủ quan. Bạn dễ dàng nhận ra đôi khi chính bản thân mình cũng nhận xét người khác theo một cách như thế.

Người khác nói xấu bạn. Nếu bạn sai bạn có quyền sửa, có quyền thay đổi theo hướng tốt hơn vì sống là để hoàn thiện bản thân. Còn nếu bạn chẳng làm gì trái với luân thường đạo lý, chẳng làm gì đi ngược lại đạo đức của một con người thì bạn không cần ôm những nỗi buồn và thất vọng ấy cho riêng mình gặm nhấm. Bạn thân nói xấu bạn? Nếu là bạn thân thay vì nói xấu họ sẽ có cách góp ý và nhận xét chân thành cho bạn. Một người xa lạ nghĩ không tốt về bạn? Họ hiểu bạn không nhiều vậy những lời họ nói về bạn có bao nhiêu phần trăm là chính xác? Bạn càng nổi bật, càng dễ bị xăm xoi. Bạn càng là chính mình, người ta càng ghét bạn. Người ta có thể ghét bạn vì bạn khác biệt, vì bạn cá tính, vì bạn giỏi ở một mặt nào đó. Người ta có thể ghét bạn vì bạn quá xấu hoặc quá xinh, vì bạn không biết nịnh hoặc là quá thẳng thắn. Và những thứ đó có tội tình gì??? Chẳng có tội gì cả. Đôi lúc, người ta ghét bạn chỉ vì … ghét bạn, thế thôi. Vậy nên, bạn không cần quá muộn phiền vì bị nói xấu. Sống trên đời, nói xấu cũng là chuyện thường tình, bị nói xấu đôi lúc còn chứng tỏ bạn đang được người ta quan tâm. Những lời nói xấu có thể sẽ là thứ vũ khí lợi hại nhắc nhở chúng ta đừng vội hài lòng về bản thân, nhưng nếu bạn không vững vàng và mạnh mẽ, nó sẽ biến thành thứ vũ khí giết chết con người bạn.

Đừng đánh mất chính mình vì những lời nói xấu, đừng suy nghĩ bận tâm về những kẻ chẳng coi bạn ra gì, cũng đừng bao giờ lo sợ cô đơn khi xung quanh bạn vẫn luôn có người tốt để yêu thương. Cuộc đời này quá ngắn để bạn cứ mãi ôm những nỗi buồn, thất vọng và cả những nỗi đau, nhất là khi nó xuất phát từ những điều không xứng đáng…


BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM:

Bữa cơm 5.000 và những giọt nước mắt

Những ngày qua, dư luận bất ngờ về bữa cơm của những người tâm thần và neo đơn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An. Nhưng câu chuyện ấy lại khiến tôi suy ngẫm theo một hướng khác.


Bữa cơm 5.000 và những giọt nước mắt
Bữa cơm của những người tâm thần và người già neo đơn ở trung tâm. Ảnh: facebook.
Những suất cơm 2.000 đồng, 5.000 đồng của các nhóm từ thiện dành cho sinh viên, người nghèo hay những mảnh đời khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống đã không còn xa lạ với người dân ở mọi miền đất nước. Thế nhưng không hiểu sao, khi nhìn bức ảnh này tôi lại chợt thấy chạnh lòng.
Không chỉ mình tôi mà dám chắc rằng bất kỳ ai khi nhìn thấy những bức ảnh hay clip cảm động cũng đều cảm thấy rưng rưng nghẹn ngào như vậy.

Đúng là với tình hình kinh tế hiện nay, chỉ với 5.000 đồng thì khó có thể có được một bữa ăn có nhiều thức ăn chứ đừng nói đủ chất. Vì vậy, những cán bộ ở trung tâm đã phải rất cố gắng để nấu những bữa “cơm có thịt”. Việc số tiền trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội bị muộn 8 tháng (như báo chí đưa tin) chẳng phải chuyện nhỏ, chỉ là chưa ai quan tâm và biết đến thôi.

Thế nhưng, điều khiến tôi xúc động hơn cả là cụm từ “người già cô đơn”. Tôi chú ý là bởi ngày lễ Vu Lan đang đến rất gần rồi.

Hàng ngày, trên báo chí, những thông tin về ngày lễ này cùng những bài viết về đức tính hiếu thảo, tình mẫu tử, hạnh phúc gia đình vẫn tràn ngập như để tôn vinh những tình cảm cao đẹp, thiêng liêng ấy. Nhưng mặt trái của nó, thật tiếc lại là những câu chuyện buồn.

Các vụ án hay sự việc về những “đứa con trời đánh” vẫn không ngừng xuất hiện giữa cuộc sống bộn bề này. Ta chỉ kịp lướt qua để biết rồi chép miệng: “loại con mất dạy”, “bất hiếu”, “nghịch tử”,… nhưng dù là gì thì nó cũng vẫn cứ tồn tại quanh ta đó thôi.

Khi xếp những bộ quần áo chúng sinh cúng rằm tháng 7, tôi chợt nhớ mẹ đã từng nói với tôi rằng còn nhiều “vong” cô đơn, lang thang đầu đường xó chợ cần những thứ đồ này lắm. Tôi thì nghĩ không chỉ những người đã mất mà ngay cả những người còn sống cũng còn nhiều mảnh đời bất hạnh, cần được sự quan tâm, chăm sóc không ở đâu xa mà ngay chính từ những đứa con thân yêu của họ thôi. Nhưng e cũng khó…

Cha mẹ sẽ già đi. Liệu ta còn được gặp người bao nhiêu lần nữa?

Với người già, việc ăn bát cơm 5.000 đồng hay 500.000 đồng có lẽ cũng như nhau cả. Nhưng sẽ ngon hơn nếu được ăn bên con cháu sum vầy. Những hình ảnh chưa thể lột tả hết ánh mắt xa xăm, tiếng thở dài não nề và những nỗi niềm chôn giấu của họ. Phải đến tận nơi, tiếp xúc và trò chuyện mới phần nào hiểu hơn về hoàn cảnh và ước mong của những "người cô đơn" trong xã hội này. Và câu nói rơm rớm nước mắt của một cụ vẫn đeo đuổi tôi đến tận bây giờ là: "Chỉ mong chúng nó thành đạt và con chúng nó ngoan ngoãn, học giỏi là mãn nguyện rồi", dù rằng hiếm khi "chúng nó" đến thăm cụ. Giá mà "chúng" hiếu thảo nữa thì có lẽ niềm vui sẽ trọn vẹn hơn.

Tình cảm không phải là cứ đến ngày lễ nọ tết kia mới mua đồ “kỷ niệm” mà là ở tâm mỗi người, mỗi ngày trôi qua ta sống ra sao, đối xử với người thân thế nào. Tất nhiên ngày lễ tết là dịp ý nghĩa, quan trọng. Nhưng nếu lãng quên những tâm niệm sống, chỉ chờ đến ngày đó mới thể hiện thì liệu tình cảm đó có quá “ngắn ngủi, hình thức”?

Ai cũng đã từng (ít nhất một lần) làm cha mẹ buồn lòng, rồi sẽ được tha thứ, quan trọng là ta có tâm hay không. Nhưng nỡ để cha mẹ mình sống “neo đơn” với những hạn chế tối đa trong sinh hoạt, những nỗi buồn cuộc sống và gia đình, với sự tủi thân và bệnh tật tuổi già cùng nỗi nhớ con cháu mong được nhìn thấy chúng trưởng thành, hạnh phúc liệu có thể gọi là “nhẫn tâm”?

Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh nhưng chắc chắn một điều, đằng sau những bát cơm ấy chứa đựng quá nhiều đau đớn về thể xác và đau khổ tinh thần, những nỗi đau và giọt nước mắt lăn dài sẽ theo họ mãi đến cuối đời mà có thể không chia sẻ được với ai.

Dù ai có viện cớ hoàn cảnh nghèo khổ đến đâu, thì chỉ cần được ở bên cha mẹ lâu thật lâu thôi cũng đã may mắn hơn biết bao người trên đời này rồi.

Người già thường nói nhiều, họ muốn chia sẻ với con cháu nhiều chuyện, những người có cha mẹ già đã quá hiểu, chấp nhận và dần quen với điều này cốt làm vui lòng cha mẹ. Nhưng những hình ảnh người cô đơn lủi thủi một mình, ngóng con cháu đến thăm hàng ngày khiến bất kỳ ai chứng kiến không khỏi cảm thấy nghẹn lòng.

Vậy nên những ai còn có thể cài trên mình bông hoa đỏ trong ngày lễ Vu Lan, hãy sống cho xứng với niềm hạnh phúc ấy, đừng để đến khi hoa thành màu trắng thì những giọt nước mắt rơi liệu có còn ý nghĩa?

Thu Thảo


Cuốn sách và chiếc giỏ đựng than

Có một câu chuyện kể rằng tại một trang trại ở miền núi xa xôi, miền Đông bang Kentucky, có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sáng, ông cụ đều dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến mức cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông đọc cũng say mê và chưa một buổi sáng nào ông quên đọc sách.


Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách. Rồi một ngày, cậu hỏi ông:

- Ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc là có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì đọc sách có gì tốt đâu mà ông đọc thường xuyên thế ạ...

Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và chỉ nói:

- Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!

Cậu bé liền làm theo lời ông, dù rằng tất cả nước đã chảy ra hết khỏi giỏ trước khi cậu bé quay về đến nhà.

Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười và nói:

- Nước chảy hết mất rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!

Rồi ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước.

Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng “đựng nước vào cái giỏ là điều không thể”, rồi đi lấy một chiếc xô để múc nước. Nhưng ông cụ ngăn lại:

- Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu có thể làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi!

Rồi ông lại bảo cháu ra sông lấy nước. Vào lúc này, cậu bé đã biết rằng không thể đựng nước vào giỏ được, nhưng cậu muốn cho ông thấy rằng dù cậu chạy nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu về đến nhà. Thế là cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông, cái giỏ lại trống rỗng.

- Ông xem này - Cậu bé hụt hơi nói - Thật là vô ích!

- Cháu lại nghĩ nó là vô ích ư... - Ông cụ nói - Cháu thử nhìn cái giỏ xem!

Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên, cậu bé nhận ra rằng cái giỏ trông khác hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ.

- Cháu của ông, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy.

"Thay đổi để thành công vượt trội" - Chuyên gia Nguyễn Duy Cương

Một số hình ảnh Khoá học"Thay đổi để thành công vượt trội" của Chuyên gia Nguyễn Duy Cương tại Phòng học 06, tầng 3, 25T2 Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà, Cầu Giấy, HN:


Khu vuc check in
Bàn check in bên ngoài Phòng học
hoi truong 06
Phía trong Phòng học
Phòng 06 có sức chứa tối đa 80 chỗ
Mọi quan tâm về khoá học xin liên hệ:
Ms. Sơn 0966083920


Một số tin liên quan:

Lòng dũng cảm

Ngày 25/5, Aleksandr Kosolapov, cảnh sát vùng Nam Sibia của Nga trên đường tuần tra đã cứu sống 300 học sinh đi nghỉ hè. Chỉ trong giây lát, nhận ra một chiếc xe hơi đi ngược chiều với tốc độ cao có thể đâm vào đoàn xe của các em, anh cảnh sát này đã quyết định lao xe của mình vào làm lá chắn.

Kết quả anh cứu được 300 em bé thoát khỏi tai nạn chết người. Và như một phép màu, người cảnh sát này sống sót trong khi chiếc xe của anh hư hại hoàn toàn.

 
Sự quên mình của Aleksandr Kosolapov khiến cho bất cứ ai biết đến câu chuyện này đều có thể rơi lệ. Và khi tôi kể lại cho con, tôi biết rằng, nó là câu chuyện khiến con tôi lập tức hiểu được thế nào là lòng dũng cảm mà không cần lên lớp dông dài. Bởi đó là cách một con người trong giây phút ngắn ngủi dám hy sinh đời mình vì mạng sống của hàng trăm người khác.

Đó là lòng dũng cảm được hiểu như khả năng dám tiếp cận với hiểm nguy và thử thách, bỏ qua sợ hãi hay tính toán riêng tư vì lợi lạc của tha nhân. Một lòng dũng cảm với sự can đảm và điềm tĩnh, hướng thượng. Và trong cuộc trò chuyện với con trai của mình, tôi muốn con phân biệt được nó khác hẳn với sự liều lĩnh hay khả năng mạo hiểm vì những chuyện không đâu dễ nảy sinh ở tuổi trẻ. Chẳng hạn như để thể hiện bản thân, để thể hiện mình với bạn bè, để khiến cho một cô gái để ý, để chơi trội… Hoặc giả là lòng dũng cảm được hiểu sai có thể khiến cho các cháu gặp tai nạn và tự gây thương tích, thậm chí tự tử khi chấp nhận các hành động thách đố lẫn nhau.

Nhưng cũng vì vậy, tôi thật sự bất ngờ khi biết rằng sách dạy Kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 của NXB Giáo dục gần đây có bài học dạy trẻ dũng cảm bằng cách đi chân trần trên mảnh thủy tinh. Đành rằng với một số người trưởng thành khi học kỹ năng sống (theo một vài trường phái có ảnh hưởng của yoga) có thể thực hành bài tập này. Song ngay cả với những người lớn, bài tập này vẫn có thể gây thương tích nếu bất cẩn. Còn với những em nhỏ lớp một, cách này có thể rất nguy hiểm. Hơn nữa, vì còn non nớt, trẻ có thể định hình hiểu biết sai lầm khi cho rằng lòng dũng cảm phải gắn với một hành động mạo hiểm và liều lĩnh.

Cứ cho rằng, thày cô đã chọn lọc các mảnh thủy tinh khó gây tai nạn cho bé trên lớp để chứng minh rằng các cháu có thể đi trên miếng thủy tinh “tỉnh bơ”. Nhưng nếu làm như vậy thì chính là lừa dối trẻ. Bởi trẻ nào có hiểu điều đó. Nếu các cháu về nhà tự thực hành với mảnh chai vỡ hay các ống bơm tiêm vứt lỏng chỏng nơi bến xe bus hay bãi rác thì sự thể thế nào?

Điều đáng nói là nếu biết thày cô sẽ dạy con mình lòng dũng cảm bằng cách cho các cháu lớp một đi chân không lên mảnh thủy tinh, liệu có bao nhiêu người trong số phụ huynh sẽ can đảm nói “đồng ý”, nhất là trong bối cảnh các dụng cụ học đường ở Việt Nam rất sơ sài và hầu như  không được kiểm soát an toàn đầy đủ. Trong khi đó, với một lớp học chỉ một cô giáo quần cả ngày với 30-50 học sinh nghịch ngợm chạy nhảy, ai dám đảm bảo rằng tuyệt đối không có tai nạn nào xảy ra? Nhiều cha mẹ đều nhớ rõ những vụ việc đau lòng xảy ra gần đây khi thày cô của một trường học tại Bình Dương cho các cháu đi nghỉ hè. Kết quả đã có 7 học sinh cấp 2 tử vong ngay trên bãi biển Cần Giờ vì tự ý bơi ra chỗ nguy hiểm mà không người trông nom.

Là một người mẹ, tôi tin rằng, lòng dũng cảm của con mình không đến từ chuyện làm xiếc “biểu diễn” đi chân trần trên thủy tinh. Lòng dũng cảm và những tính tốt của con tôi cần được rèn luyện hàng ngày, ngay trong những điều rất nhỏ bé. Ví như dũng cảm nói thật về điểm xấu, nói thật về những gì lỗi lầm của bản thân, dám làm lại từ đầu nếu thất bại, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, giúp đỡ người cô thế, dám hy sinh bản thân vì lợi ích của tha nhân… Đó là những gì ông bà, cha mẹ và chúng tôi vẫn được truyền dạy nhiều năm qua. Và tôi tin đó mới chính những kỹ năng thực sự quý báu cho cuộc sống.

Nguyễn Anh Thi

Theo http://vnexpress.net/


Ngực của phụ nữ

Ngực của người phụ nữ đứng đắn là mái nhà chỉ dành riêng cho người họ yêu, chỉ có anh ấy mới có thể trở về.
Ngực của phụ nữ phóng túng là khách sạn. Khách sạn và nhà hoàn toàn khác nhau, bản thân người đàn ông cũng hiểu, nhưng trong số họ lại có không ít người thích ở khách sạn hơn.


Với những người phụ nữ hạnh phúc, ngực của cô là mái nhà của đàn ông. Bất kể là một hay nhiều người, thì cô cũng từng cố gắng để mang lại cho họ một mái nhà ấm áp, để họ không nghĩ đến việc bỏ nhà mà đi.

Ngực của đàn ông mạnh mẽ, ngực của phụ nữ lại dịu dàng mái nhà của đàn ông và mái nhà của phụ nữ dẫu sao cũng có sự khác biệt. Ngực của người đàn ông có thể cùng lúc trở thành mái nhà của không chỉ một người phụ nữ, lại còn có phòng để cho thuê.Ngực của phụ nữ nếu cùng lúc trở thành mái nhà của vài người đàn ông thì sẽ trở nên hoang đàng, bị người đời khinh rẻ.

Người đàn ông đánh bóng cho ngực của mình bằng cơ bắp , còn phụ nữ lại dùng kích cỡ của vòng ngực để thể hiện sự quyến rũ, vì thế mái nhà của phụ nữ lãng mạn hơn nhiều so với mái nhà của đàn ông, và chi phí cũng sẽ cao hơn.

Phụ nữ hy vọng có được một ngôi nhà xinh đẹp, nhưng tất cả những điều ấy không do bản thân họ quyết định, mà là do nhân tố di truyền quyết đinh. Vì vậy có thể nói, mẹ bạn có được một ngôi nhà như thế nào, thì bạn cũng có một ngôi nhà đại loại như thế. Có một số đàn ông thích ở trong những ngôi nhà lớn, có những người lại cho rằng diện tích lớn nhỏ không thành vấn đề, quan trọng là nội thất trong ngôi nhà ra làm sao.

Khi người đàn ông coi ngực của phụ nữ là một mái nhà, thì cái mà họ muốn không phải là diện tích lớn nhỏ, mà là sự ấm áp. Khi ngực của phụ nữ trở thành mái nhà của đàn ông, khi ấy nó mới có đầy đủ ý nghĩa của sự ấm áp.

Nếu như không có tình yêu, thì người phụ nữ thà rằng home alone (ở nhà một mình).

Trương Tiểu Nhàn
Hạnh Quyên-Thu Hằng dịch

Làm sao để thoát khỏi nỗi buồn

Trong cuộc đời, cũng có lúc chúng ta phải trải qua thất bại, cô đơn, buồn chán, thậm chí là tận cùng của nỗi chán nản. Vậy làm thế nào để vượt qua những điều đó, để “sau cơn mưa trời lại sáng”. Những cách sau sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi tâm trạng đáng chán đó. 
1. Tìm một nơi để khóc:

Khi phải đối mặt với những điều tồi tệ trong cuộc sống, đừng nên kiềm nén trong lòng, hãy tìm một ai đó mà bạn thật sự tin tưởng để tâm sự. Nếu bạn không muốn chia sẻ với bất kỳ ai thì hãy tìm một nơi kín đáo để có thể khóc. Nước mắt sẽ làm cho bạn nguôi ngoai khá nhiều đấy. Đừng nghĩ chỉ có phụ nữ mới được khóc khi gặp chuyện không vui. Đàn ông thì cũng là con người mà.


2. Tránh những điều khơi dạy nỗi buồn trong bạn:

Hãy tránh xa nhưng bộ phim, nhưng vở kịch và những bài hát buồn, nó sẽ làm cho bạn càng thêm buồn. Nếu lỡ nghe thấy một bài hát nào diễn tả đúng tâm trạng của bạn bây giờ, lập tức chuyển sang thể loại khác.

3 Chỉ cho phép mình buồn trong một thời gian:

Quá buồn, quá chán nản, bạn có thể khóc hay làm điều gì đó hơi điên rồ một chút để giải tỏa như: gào thét, đập phá một cái gì đó. Tuy nhiên, bạn phải tự đề ra thời gian, những chuyện đó chỉ được phép kéo dài trong 1 tuần, 2 tuần hoặc cùng lắm là một tháng thôi! Khi “hết hạn”, bạn phải gạt bỏ tất cả những điều này và tự nhủ: “Như thế là quá đủ! Mình phải đứng dậy bước tiếp thôi!”.

4 Quan tâm chăm sóc cơ thể:

Đừng đế nỗi buồn biến bạn thành kẻ bệ rạc, tiều tụy. Trái lại, đây là khoảng thời gian bạn nên dành ra để chăm sóc cho cơ thể và diện mạo của mình hơn. Hãy đến spa hay ra tiệm làm kiểu tóc mới. Sắm sửa cho mình một vài bộ váy áo ưa thích. Tham gia các lớp thể dục, hay các câu lạc bộ như khiêu vũ, yoga để tăng cường sức khỏe. Trong thời gian này, bạn tuyệt đối không nên bỏ bữa. Hãy tự thỏa mãn mình bằng chăm sóc cơ thể bằng những món ăn thật bổ dưỡng. Tôi có một người bạn, những lúc buồn chị thường hay gọi điện rủ tôi đi cà phê hay ngồi đâu đó để tâm sự. Điều làm tôi luôn bất ngờ là lòng càng buồn thì chị càng trang điểm cho mình thật rạng rỡ, chị luôn chải mascara cho mắt thật kỹ càng. Sau này chị mới tiết lộ: Khi trang điểm thật kỹ là chị đã tự nhủ lòng, không được khóc trong bất cứ trường hợp nào, nếu khóc trông chị sẽ càng tồi tệ.

5. Đau khổ sẽ làm bạn thêm vững vàng:

Hãy tự nhủ, càng phải trải qua nhiều đau khổ bao nhiêu, bạn sẽ càng cứng rắn bấy nhiêu. Nếu bạn chọn cách chạy trốn hay trơ lỳ trước nỗi đau thì bạn cũng sẽ bắt đầu trơ lỳ trước niềm vui trong cuộc sống và cuối cùng, sự trơ lỳ sẽ tồn tại trong bạn khiến bạn sống một cách vô cảm. Vì vậy, để thực sự cảm nhận được hạnh phúc từ tình yêu và sự thành công, hãy lắng lòng để cảm nhận nỗi buồn hôm nay.

6. Luôn tự tin:

Thất bại và nỗi buồn có thể làm bạn suy xụp, nhưng bạn đừng để mình mất sự tự tin và niềm tin vào cuộc sống. Các cánh cửa sẽ không bao giờ đóng lại trừ phi bạn muốn thế. Vì vậy, hãy coi sự thất bại hôm nay chỉ là tạm thời và nó sẽ là bàn đạp giúp bạn tiến tới những thành công lớn hơn trong tương lai.

~ST~

ĐỌC THÊM:

Gieo nhân nào gặt quả ấy

Một hôm một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị ‘pan’ đậu bên đường. Tuy trời đã sẩm tối, anh vẫn có thể thấy bà đang cần giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề, đậu phía trước chiếc xe Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe Pontiac cũ kĩ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại. Trước đó khoảng một tiếng đồng hồ, không một ai dừng xe lại để giúp bà. Người đàn ông này liệu có thể hãm hại bà không? Trông ông không an toàn cho bà vì ông nhìn có vẻ nghèo và đói.

Người đàn ông đã có thể nhận ra nỗi sợ hãi của bà cụ đang đứng bên ngoài chiếc xe giữa trời lạnh. Anh biết cảm giác lo sợ của bà như thế nào rồi. Cái run đó, nỗi lo sợ trong lòng đó mới là lý do tự nó thành hình trong ta…
Anh nói: ‘Tôi đến đây là để giúp bà thôi. Bà nên vào trong xe ngồi chờ cho ấm áp? Luôn tiện, tôi tự giới thiệu tôi tên là Bryan Anderson.’

Thật ra thì xe của bà chỉ có mỗi vấn đề là một bánh bị xẹp thôi nhưng đối với một bà già thì nó cũng đủ gây phiền não rồi. Bryan bò xuống phía dưới gầm xe tìm một chỗ để con đội vào và lại bị trầy da chỗ khuỷ tay cũng như lòng bàn tay một hai lần gì đó.

Chẳng bao lâu anh đã thay được bánh xe. Nhưng anh bị dơ bẩn và hai bàn tay bị đau rát.

Trong khi anh đang siết chặt mấy con ốc bánh xe, bà cụ xuống cửa kiếng và bắt đầu nói chuyện với anh. Bà cho anh biết bà từ St. Louis đến và chỉ mới đi được một đoạn đường. Bà không thể cám ơn đầy đủ về việc anh đến giúp đỡ cho bà. Bryan chỉ mỉm cười trong lúc anh đóng nắp thùng xe của bà lại. Bà cụ hỏi bà phải trả cho anh bao nhiêu tiền. Bryan chưa hề nghĩ đến điều là sẽ được trả tiền, đây không phải là nghề của anh. Anh chỉ giúp người đang cần được giúp đỡ vì Chúa, Phật hay chính bản thân anh cũng biết rằng đã có rất nhiều người trong quá khứ ra tay giúp anh. Anh đã sống cả đời mình như thế đó, và chưa bao giờ anh nghĩ sẽ làm chuyện ngược lại.

Anh nói với bà cụ, nếu bà thật sự muốn trả ơn cho anh thì lần khác khi bà biết ai cần được giúp đỡ, bà có thể sẵn sàng cho người ấy sự giúp đỡ của bà, và Bryan nói thêm: ‘Và hãy nghĩ đến tôi’

Anh chờ cho bà cụ nổ máy và lái xe đi thì anh mới bắt đầu lên xe của mình đi về. Hôm ấy là một ngày ảm đạm và lạnh lẽo nhưng anh lại cảm thấy thoải mái khi lái xe về nhà.

Chạy được vài dặm trên con lộ, bà cụ trông thấy một tiệm ăn nhỏ.. Bà ghé lại, tìm cái gì để ăn và để đỡ lạnh phần nào, trước khi bà đi đoạn đường chót về nhà. Đó là một nhà hàng ăn trông có vẻ không được thanh lịch. Bên ngoài là hai bơm xăng cũ kỹ. Cảnh vật rất xa lạ với bà.. Chị hầu bàn bước qua chỗ bà ngồi, mang theo một khăn sạch để bà lau tóc ướt. Chị mỉm cười vui vẻ với bà dù đã phải đứng suốt ngày nay để tiếp khách. Bà cụ để ý thấy chị hầu bàn này đang mang thai khoảng tám tháng gì đó nhưng dưới cái nhìn của bà, bà thấy chị không bao giờ lộ ra sự căng thẳng hay đau nhức mà làm chị thay đổi thái độ.

Rồi tự nhiên bà lại chợt nhớ đến anh chàng tên Bryan hồi nãy. Và bà cụ vẫn còn thắc mắc, không hiểu tại sao một người có ít đến độ thiếu thốn mà lại sẵn lòng cho một người lạ mặt rất nhiều…

Sau khi ăn xong, bà trả bằng tờ giấy bạc một trăm đô-la. Chị hầu bàn mau mắn đi lấy tiền để thối lại tờ bạc một trăm của bà cụ.. nhưng bà cụ đã cố ý nhanh chân bước ra khỏi cửa mất rồi. Lúc chị hầu bàn quay trở lại thì bà cụ đã đi khuất . Chị hầu bàn thắc mắc, không biết bà cụ kia có thể đi đâu. Khi dọn dẹp, chị để ý trên bàn thấy có dòng chữ viết lên chiếc khăn giấy lau miệng…

Nước mắt vòng quanh khi chị đọc dòng chữ mà bà cụ viết: ‘Cô sẽ không nợ gì tôi cả. Tôi cũng đã từng ở vào tình cảnh thiếu thốn giống như cô hiện nay. Có ai đó đã một lần giúp tôi, giống như bây giờ tôi đang giúp cô. Nếu cô thực sự nghĩ rằng muốn trả ơn lại cho tôi thì đây là điều cô nên làm: Đừng để cho chuỗi tình thương này kết thúc ở nơi cô.’
Bên dưới tấm khăn giấy lau miệng, bà cụ còn lót tặng thêm bốn tờ giấy bạc 100 đô-la nữa.



Thật ra, còn có những bàn ăn cần lau dọn, những hũ đường cần đổ đầy, và những khách hàng để phục vụ… Và chị hầu bàn đã hoàn tất những việc ấy để sửa soạn cho qua ngày mai.

Tối hôm đó, dù khi đi làm về và leo lên giường nằm, chị vẫn còn nghĩ về số tiền và những gì bà cụ đã viết cho. Làm thế nào mà bà cụ đã biết chị và chồng của chị hiện đang cần số tiền ấy? Với sự sanh nở đứa bé vào tháng tới, điều ấy sẽ là khó khăn… Chị biết chồng chị lo lắng đến mức nào, và trong lúc anh ta nằm ngủ cạnh chị, chị cho anh một cái hôn nhẹ và thì thào bên tai anh, ‘Mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả. Em thương anh, Bryan Anderson, ạ.’

Bài học về mục tiêu

Thầy giáo Do Thái bơi một chiếc thuyền lớn theo sau những nam sinh dũng cảm đang bơi trong dòng nước biển xanh ngắt. Bơi chưa đầy nửa dặm, những chàng trai vốn bơi rất giỏi lại dần bỏ cuộc mà trèo lên thuyền của thầy. Tất cả đều cảm thấy kiệt sức và không thể bơi tiếp. Người thầy chỉ cười và tiếp tục chèo thuyền ra xa bờ hơn.

Khi cách bờ khoảng một dặm thì thầy đột ngột dừng thuyền và ra lệnh cho tất cả các học sinh của mình nhảy ra khỏi thuyền và bơi vào bờ ngay vì thuyền sắp chìm. Thấy con thuyền nặng nề chở cả nhóm người đông đúc như muốn chìm thật, các học trò liền nhảy ngay xuống biển và cố hết sức bơi vào bờ mà không ngoái đầu trở lại… 
Người thầy chậm rãi chèo con thuyền nhẹ từ từ theo sau nhưng luôn giữ một khoảng đủ để vừa quan sát và hỗ trợ khi cần, nhưng vừa không để học trò biết con thuyền vẫn nổi sau lưng họ.

Một lát sau, tất cả các học trò đều bơi vào đến bờ bình an vô sự, người thầy mới lên bờ gặp học trò của mình và hỏi từng nhóm học trò. Nhìn những học trò không dám bơi, thầy rằng tại sao các em không tham gia? Các học trò đó trả lời vì họ thấy biển mênh mông, không biết bơi đi đâu nên họ cảm thấy bối rối, sợ hãi mà bỏ cuộc ngay từ đầu.

Thầy hỏi những học sinh đã dũng cảm bơi ra biển rằng tại sạo các em sớm dừng lại khi bơi ra biển vì thấy kiệt sức, nhưng khi bơi vào bờ thì các em lại bơi được quãng đường còn dài hơn gấp hai lần quãng đường đã bơi ra, khi sức lực cũng đã mỏi mệt?

Các học trò đều nói rằng khi bơi từ bờ ra biển, tâm lý hoang mang khi bơi ra biển khơi mênh mông đã làm họ lo sợ, trong khi chiếc thuyền của thầy ở phía sau như một cái phao cứu sinh mời gọi. Chính vì thế, họ nhanh cảm thấy kiệt sức nên bỏ cuộc.

Họ bỏ cuộc vì sợ hãi nhiều hơn là vì kiệt sức. Lúc đó, con thuyền của thầy là lựa chọn an toàn hơn rất nhiều so với việc bơi tiếp mà không biết sẽ đến đâu. Nhưng khi bơi vào bờ, dù xa hơn và sức đã mệt, nhưng họ vẫn có thể về đến nơi là vì bờ biển thân thuộc phía trước mặt là đích đến an toàn, nhìn thấy bờ biển trước mắt, họ càng bơi càng hăng hái, và về đích rất nhanh.

Nghe xong các câu trả lời của học trò, người thầy Do Thái mới nói: Như các em vừa trải qua, bờ biển là mục tiêu rõ ràng. Khi có mục tiêu rõ ràng để vươn tới, tất cả các em đã bơi được một quãng xa một cách dễ dàng. Mục tiêu rõ ràng trong tầm mắt đã truyền cho các em sức mạnh, sự bền chí và niềm tin để chinh phục mọi khó khăn. Hơn nữa, khi các em bơi vào bờ với suy nghĩ rằng con thuyền của thầy đang chìm, các em không còn có thể dựa vào con thuyền nữa ngoài chính sức lực còn lại của các em, nên các em đã dốc sức bơi vào cho bằng được.

Có mục tiêu rõ ràng, và không còn đường lùi hay bất cứ sự hỗ trợ nào khác, các em đã dựa vào chính mình và đã về đích ngoạn mục. Còn khi các em bơi từ trong bờ ra biển khơi vô tận, các em không thấy được mục tiêu phía trước mặt, nên các em nhanh chóng rơi vào cảm giác hoang mang, rồi dần trở nên tuyệt vọng…

Không có mục tiêu rõ ràng để vươn tới, các em đều dễ dàng bỏ cuộc. Chắc chắn lúc ấy các em cùng cho rằng mình đã cố hết sức rồi và chỉ được đến thế thôi. Hôm nay biển lặng, chúng ta lại ở trong vịnh nên không có con sóng nào lớn cản trở các em khi bơi ra biển, và cũng chẳng có con sóng xuôi chiều nào giúp các em bơi nhanh hơn vào bờ, nhưng các em đều tự mình vượt được quãng đường xa hơn nhiều quãng đường mà ngay trước đó không lâu các em đã cho rằng mình đã bơi hết khả năng.

Mục tiêu rõ ràng chính là sự khác biệt. Nó giúp chúng ta chiến thắng mọi nỗi sợ hãi và vượt qua được chính mình để chinh phục khó khăn một cách phi thường. Có mục tiêu rõ ràng để phấn đấu, mọi khó khăn trở thành chuyện nhỏ. Khi làm việc không có mục tiêu, mọi việc dù nhỏ cũng trở thành khó khăn không thể vượt qua.

Trích cuốn Luyện Trí Nhớ Siêu Từ Vựng Tiếng Anh || Tinh Hoa

Thành công khi bố trí bàn làm việc hợp phong thủy

Không gian làm việc cũng là một yếu tố đánh giá đến năng lực làm việc của bạn, bạn chắc chắn sẽ đánh giá cao (và hưởng lợi ích) khi có không gian làm việc có phong thủy tốt, sở hữu dòng chảy năng lượng năng động và thành công. Dưới đây là một số ý tưởng để hoàn thiện nơi làm việc sao cho thuận phong thủy, nhanh chóng đạt được thành công hơn:
1. Văn phòng tại gia càng xa phòng ngủ càng tốt. Nếu có điều kiện nên tách riêng phòng làm việc với một lối đi riêng bên ngoài.

2. Vị trí ngồi nên tạo thành đường thẳng trực tiếp với cửa vì bạn có thể nhận phải nguồn năng lượng tiêu cực. Bạn nên chuyển ghế ngồi của bạn sang vị trí khác để tránh năng lượng tiêu cực đi qua cơ thể. Nếu lưng của bạn buộc phải quay về phía cửa khi ngồi vào bàn làm việc, bạn có thể giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực bằng cách nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của cửa. Hãy treo gương hoặc bất kỳ đồ vật phản chiếu nào xung quanh bàn làm việc để tạo tương phản.

3. Hãy để vào phòng làm việc của bạn một chậu cây xanh tươi tốt, khỏe mạnh và cao lớn, đặc biệt là có phần gốc rộng. Cây xanh sẽ giúp căn phòng tránh xa năng lượng tiêu cực. Cây xanh thanh lọc không khí sẽ giúp gia tăng lượng khí oxy cung cấp cho não bộ cũng như làm mới lại tổng thể bầu không khí, giữ cho năng lượng tích cực luôn ở mức cao nhất có thể. 


4. Bàn làm việc nên bố trí bàn làm việc ở vị trí tránh xa cửa và lưng của người ngồi không nên đối diện với cửa. Vị trí này được gọi là vị trí chỉ huy, có khả năng thu hút năng lượng mạnh mẽ và thành công hơn đến với khu vực làm việc của bạn.

5. Bàn làm việc của bạn không nên trực diện với bàn làm việc của người khác, nó có thể mời gọi năng lượng tiêu cực bao gồm gia tăng sự căng thẳng, đối đầu trong công việc. Lưu ý này đặc biệt quan trọng với ai dùng chung văn phòng với nhiều người khác.

6. Bạn không nên kê bàn ở nơi đối diện với với một bức tường. Nếu không thể, hãy sử dụng một số thủ thuật nhỏ như treo tranh ảnh, dán giấy dán tường…

7. Hãy tạo cảm giác về một ngọn núi (phong thủy hỗ trợ) ở phía sau lưng để cung cấp năng lượng hỗ trợ cho tâm trí và cơ thể bạn.

8. Phòng làm việc cần phải có điểm nhấn. Nếu không có điểm nhấn, năng lượng của toàn bộ không gian sẽ bị phân tán ở nhiều hướng, không thể hỗ trợ tốt cho bạn. 


10. Khi bước vào phòng làm việc, góc đầu tiên bạn nhìn thấy phải được lấp đầy bằng một yếu tố cao, mạnh mẽ. Chẳng hạn như bộ khung ảnh theo chiều dọc sẽ mang đến năng lượng tốt cho bạn.

11. Tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên sẵn có khi làm việc trong văn phòng. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của ánh sáng tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng với công việc của bạn.

12. Không nên dùng đèn huỳnh quang trong phòng làm việc. Nếu buộc phải dùng, hãy sử dụng một chiếc đèn bàn nhỏ (sử dụng bóng đèn LED, Halogen…) trên bàn làm việc để không gian được cung cấp đủ ánh sáng, đồng thời tạo ra bầu không khí thoải mái, dồi dào năng lượng cho phòng làm việc. 


13. Phòng làm việc cần sạch sẽ và ngăn nắp. Năng lượng và động lực của bạn có thể bị phá hủy nếu phòng làm việc lộn xộn. Bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu không gian sạch sẽ và có tổ chức.

14. Tranh ảnh nghệ thuật để treo trong phòng làm việc cần được lựa chọn một cách cẩn thận, nên chọn những bức ảnh ghi lại cảnh hạnh phúc, sôi động và có màu sắc đẹp, gợi cảm hứng cho người ngắm.

15. Nếu phòng làm việc của bạn có nhiều hơn 1 cánh cửa, không nên mở tất cả cùng một lúc vì theo phong thủy, tiền bạc, của cải sẽ bị thất thoát ra ngoài nếu bạn mở quá 2 cánh cửa.

16. Máy tính của bạn nên để ở hướng Bắc hoặc hướng Tây nếu công việc của bạn là công việc cần sáng tạo. Còn nếu mục tiêu của bạn có thu nhập cao thì hãy đặt máy tính ở hướng Đông Nam.

17. Hãy nhớ kết hợp yếu tố âm – dương trong không gian làm việc như cân bằng màu sắc sáng và tối, bề mặt mềm và cứng, kết cấu mịn và thô. Hài hòa âm dương sẽ giúp tạo ra sự yên tĩnh, có tổ chức, cởi mở và nhất là tối đa hóa những nỗ lực của bạn trong công việc. 

CÙNG CHUYÊN MỤC:

Hiểu đời

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

Qua một ngày mất một ngày.
Qua một ngày vui một ngày.
Vui một ngày lãi một ngày. 


Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi … Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.

“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc,cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sông, hưởng thụ những thành quả công nghệ , đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

Tiền bạc là của con. Địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.

Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.

Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.

Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.

Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.

Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.




Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.

Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.

Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.

Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên.

Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao.
Tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.


Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình..

Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.

Tuổi già, tâm không già, thế là già mà không già.
Tuổi không già, tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.


Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.


Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)
Người khôn phòng bệnh , chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống..
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ.
Ốm mới khám chữa bệnh….. Tất cả đều là muộn.


Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh. 


“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.

Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.

Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chua đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.

Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.

Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.

Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn ( . )
~ST~


CÂU CHUYỆN CUỘC SỐNG: