"Lá thư gửi cho con từ tâm dịch sởi" - lá thư lấy nước mắt của hàng ngàn người mẹ!

Sau những ngày có mặt trong bệnh viện ghi nhận tình hình dịch sởi, một nữ phóng viên đồng thời cũng là một người mẹ đã trải qua vô vàn những cung bậc cảm xúc. Chị đã viết cho con một lá thư trên trang fakebook cá nhân của mình. Bài viết với tự đề "Lá thư gửi cho con từ tâm dịch sởi" trên hiện đang được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội khiến người đọc xúc động. 
Chuyên cho thuê phòng tại Hà Nội xin trích đăng lại bài viết này:

Con trai của mẹ ạ!


Ngày hôm nay, sau 2 tuần mệt mỏi túc trực ở trong viện, chạy lên Bộ Y tế, phỏng vấn người nhà bệnh nhân… về dịch sởi. Mẹ mới có thời gian ngồi viết những dòng này gửi đến con.

Có một vài đồng nghiệp nói với mẹ hãy ghi lại những thời khắc này, để sau này con lớn lên, có đọc lại, con cũng biết rằng, đã có thời gian, ở giữa thời đại của thế kỷ 21 này, con người hoang mang, lạc lối, sợ hãi, cô đơn, hoảng loạn và chỉ biết cầu trời hoặc họ hy vọng vào một điều gì đó không có thật ở trên đời. Họ tin vào phép màu. Mẹ cũng nghĩ rằng, ước gì có một phép màu ở đây có thể xóa tan đi những nỗi khổ đau, những vết thương, và những giọt nước mắt cứ thi nhau chảy trên má của mỗi gia đình bệnh nhân.

Chưa bao giờ mẹ được chứng kiến, hàng trăm người nhà bệnh nhân ôm nhau khóc lóc và hoảng loạn khi bác sỹ lần lượt đọc tên những em bé… bị bệnh viện trả về. Họ ước rằng, họ cầu trời rằng, tên con cái của họ, cháu của họ không nằm trong danh sách dài dằng dặc mang màu sắc nhuốm đen, tang tóc đó đang bao trùm lên sự sợ hãi của chính họ.

2 tuần, là 14 ngày… hơn! Có lẽ mẹ trực trong bệnh viện này hơn con số đó. Nhưng con số đó chẳng thấm tháp gì so với những ông bố, bà mẹ có con nằm trong phòng cấp cứu, trong khoa lây, khoa truyền nhiễm mấy tháng trời. Hơn ai hết, chờ đợi là một điều gì đó khó thở đến vô cùng, huống gì cái họ chờ đợi gần như là không lối thoát.

Mẹ biết, họ không biết bám víu vào đâu, giữa trung tâm dịch sởi đang hoành hành, các bác sỹ, y tá, y sĩ dường như làm việc gấp 3-4 lần nhưng vẫn không giảm tải được số lượng người tử vong, nhập viện vì sởi, lây nhiễm chéo.

Mẹ cảm nhận như cái bệnh viện Nhi nơi mẹ đang đứng đây, nơi mà hàng ngày có những em bé luôn luôn vui vẻ và yêu thương, chỉ bị những căn bệnh nhẹ nhàng đã trở thành nơi gần với cánh cửa tử hơn bao giờ hết.

Con trai của mẹ à! Con có nghe thấy không? Tiếng khóc, tiếng gào thét, tiếng nói thều thào của những người nhà bệnh nhân gần như đã kiệt sức cứ vang lên mãi.

Con trai của mẹ à?! Cón có biết không? Chân tay mẹ bất lực, người mẹ như nhũn ra khi có 3 người phụ nữ, cũng như mẹ, cũng có những người con thiên thần như con. Nhưng giờ đây, có lẽ sẽ chẳng còn những nụ cười hạnh phúc nữa. 3 người phụ nữ bám lấy mẹ, gào lên khóc “Chị hãy làm gì đi, chị nói gì đi, chị nói lên Bộ, lên Trung ương đi... con chúng tôi chết rồi. Tại sao??? Tại sao nó lại chết???”

Những câu hỏi đó, bản thân mẹ làm sao trả lời được, khi mẹ đích thân đi gặp bác sỹ, chính các bác sỹ còn cảm thấy tuyệt vọng: “Bệnh nhân chuyển biến nhanh quá, vi rút đã ăn vào phổi. Chúng tôi rất tiếc, các cháu chỉ còn thở được vài tiếng đồng hồ nữa thôi.”

Con trai của mẹ à?! Có có hay, ở giữa thế kỷ 21, ở giữa nơi đô thị phồn hoa, mọi thứ đều tiên tiến, mọi thứ đều trở nên hào hoa, bóng loáng và là những nơi đẹp đẽ nhất mà con người mơ ước và hướng tới, lại là nơi trung tâm của ổ dịch. Một con đường đến mà ít có tỷ lệ đường về. Nó đau đớn, tang thương – Nhưng có thật.

Con trai của mẹ à?!Con nhìn kìa, ông bố kia dường như đã phát điên. Đàn ông luôn mạnh mẽ, đàng ông luôn là cứng cỏi nhất trong những tình huống dường như trở nên xấu nhất. Nhưng có lẽ, anh ấy cũng đã không chịu đựng được khi các bác sỹ hô lên: Cấp cứu..! Thôi... thở được rồi...

5 phút sau lại: Cấp cứu... Nhanh, nhanh.... Từ từ... cuống phổi vẫn thở được rồi.... Rồi lại... Cấp cứu gấp...! Nhanh nhanh. Ông bố như phát điên, con có biết ông bố đó đã gào lên: Trời ơi... Giết tôi đi... Con tôi ơi.. con ơi..! Người mẹ đâu??? Nước mắt mẹ chảy dài, trái tim mẹ dường như bị ai bóp nghẹt. Mẹ tự hỏi mình: Mẹ em bé đâu? Trong lúc này, có lẽ em bé cần nhất là người mẹ.

Khi mẹ hỏi những người xung quanh, họ bảo: Mẹ cháu bé túc trực 20 ngày ở đây, hôm qua nghe bệnh viện nói có khả năng con họ không qua khỏi. Nó đã về nhà, bảo trực sẵn ở nhà, được tin là “đi theo” con luôn... 2 đứa rồi. Sao có thể thế được? Làm sao có thể suy nghĩ ấu trĩ như thế?

Nhưng con trai à?! Con biết không?

Nếu đặt vào hoàn cảnh của mẹ, có lẽ mẹ cũng chẳng thiết sống trên đời nếu như hai người con của mẹ đã lần lượt “ra đi” như người phụ nữ kia. Mẹ có đủ mạnh mẽ để vượt qua hay không? Hay mẹ lại về nhà để rồi nhìn vào mắt con, mẹ biết được rằng, con là tất cả của mẹ.


Hôm nay, sau những ngày căng thẳng, viết bài về dịch sởi ngay tại trung tâm “bão sởi”.
Mẹ căng thẳng vô cùng, mẹ sợ hãi vô cùng. Con số tiết lộ tỷ lệ tử vong của các em bé quá cao làm mẹ lúng túng. Quyết định gọi điện về tòa soạn xin ý kiến chỉ đạo để đăng con số thực đó lên, mẹ đã đấu tranh rất nhiều. Sự động viên của anh Thư ký tòa soạn khiến mẹ mạnh dạn lên rất nhiều. Con số hơn 100 bệnh nhân tử vong vì sởi và những bệnh biến chứng sởi đã được tung ra.
Chẳng mấy chốc, bài báo đó thu hút hàng ngàn người vào đọc, có những đồng nghiệp biết mẹ đã gọi điện, nhắn tin, người thì hỏi, người thì bảo mẹ “liều”, người thì bảo mẹ “chuẩn bị tinh thần”... Mẹ biết, mẹ không phải không coi trọng công việc, mà mẹ tin những việc mẹ nó ra thế này, nó chính thức công bố cho mọi người biết: Sởi không còn là căn bệnh thông thường nữa.
Ngay tối hôm đó, các đài truyền hình, các báo đã đưa tin đồng loạt con số chính xác là 118 bệnh Nhi tử vong. Con số đó, mẹ biết, vẫn chưa dừng lại. Nhưng bù lại, mẹ đã thấy sự vào cuộc quyết liệt của những đồng nghiệp ở các báo khác bên mình.
Mẹ biết, ở trong bài viết, mẹ đã đưa cảm tính của mình vào hơi nhiều. Nhưng không cảm tính thế nào được khi hàng ngày mẹ chứng kiến, hàng giờ mẹ chứng kiến những nỗi đau cứ chất chứa lên nỗi đau. Đến khi có những người phải thốt lên với mẹ: Có những ngày, tôi chứng kiến, các em bé tử vong nhiều quá, cứ 2 ngày có tới 36 bệnh Nhi rời viện.
Họ rời viện, họ biết về đâu? Phải, về nhà. Về nhà để nằm chờ những hơi thở cuối cùng lịm đi trong sức khỏe yếu ớt và những đau thương của bố mẹ các em bé không biết gửi nơi đâu. Những lời kêu gọi gửi thêm máy thở, gửi thêm máy tiêm, hãy cứu lấy các cháu bé vô tội vài tháng tuổi đang đối diện với nguy cơ cứ hàng ngày hiện lên, truyền đi. Những thông điệp đó đã kéo gần tất cả con người lại với nhau. Hơn ai hết, mẹ hiểu lúc này đã đến lúc chúng ta sống vì cộng đồng.
Những món tiền nhỏ liên tục được gửi tới gia đình các em, góp , một tay vào nền kinh tế vực lên sự sống đang mỏi mòn. Những hộp sữa, những chiếc chăn, chiếu, hoa quả, nước uống được lần lượt chuyển tới tay người nhà bệnh nhân mong họ kiên cường. Những giọt nước mắt cảm thông, những lời nói cảm ơn, những ánh mắt kiên quyết cứ mỗi ngày.. mỗi ngày được nhân lên.
Con trai của mẹ à?!
Con nhìn đi..! Kìa, các em bé kia đã rời bệnh viện với hy vọng sống còn vẫn còn vương trên nét mặt Những lời động viên, khoanh vùng dịch bệnh đã được mọi người chung tay giúp đỡ Những lời sẻ chia, tư vấn về dịch bệnh sởi đã được gửi đến từng nhà, từng nhà... Giúp mọi người có kiến thức hơn trong việc phòng chống cho con em mình.
Con trai của mẹ à! Mẹ nhớ con...
Khi gửi con cho bố, đi vào vùng ổ dịch, con biết không? Mẹ cũng sợ lắm. Mẹ sợ con lây cái dịch sởi đáng nguyền rủa này. Mẹ sợ ánh mắt của con không còn hướng vào mẹ nữa. Mẹ sợ lắm chứ. Nhưng con vẫn ở đây, vẫn nắm lấy bàn tay mẹ Bố con vẫn ở đây, vẫn động viên mẹ từng ngày, vẫn chăm sóc con từng giờ. Ông bà vẫn gọi điện cho mẹ, dặn dò: Con cẩn thận nhé! Mẹ biết, mẹ cần làm một điều gì đó để giảm tải thấp nhất những con số khủng khiếp kia. Những hành động nhỏ, sẽ tạo nên ý nghĩa lớn, sẽ giúp từng gia đình có niêm tin và đi lên.

Những em bé, còn rất bé Em Yến Nhi, em Trấn Thành, em Bảo Ngọc, em Hồ Phi, em Hà Hiền, em Minh Phương.... Tất cả các em bé đó nhờ những lòng hảo tâm đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất là: Phòng cấp cứu. Cuộc chiến còn dài, nhưng mẹ tin tất cả rồi sẽ qua đi.
Mẹ đã nhận được tin vui từ rất nhiều người mẹ khác. Người cảm ơn, người khóc, người vui mừng, người vẫn còn sự lo lắng... Nhưng nhìn lại mẹ biết, những hành động của mẹ, của những bạn bè, của những người ủng hộ và tin tưởng mẹ đã có kết quả tốt.
Nắng đã lên rồi, con trai ạ. Mẹ lại tiếp tục lên đường. Hôm nay, là ngày thứ 17 mẹ vào viện, đi từng căn phòng để hỏi thăm các em, để động viên các mẹ, để ghi lại những hình ảnh yêu thương này.
Con trai của mẹ à?!Nghe tiếng thở đều đều của con bên tai, dù ở gần con, nhưng không được ôm ấp, mẹ thấy nhớ con vô cùng. Đẩy con đi xa mẹ hơn làm mẹ đau lắm, nhưng sẽ đau hơn nếu như những người mẹ khác không còn cơ hội ôm con của họ như mẹ đã ôm con và chắc chắn sẽ được ôm con (sớm thôi).
Vì vậy, hãy để mẹ đi, để con biết rằng: Đất nước mình, con người của dân tộc mình gắn kết lắm. Đừng vì những khó khăn mà vội tuyệt vọng, nghe chưa con? Những số tiền nhỏ vẫn tiếp tục được gửi đến các em nhỏ hơn con rất nhiều!Con biết không, dù con số nhỏ, rất nhỏ nhưng có người đã ôm lấy mẹ mà khóc, mẹ tin, họ đã cùng cực lắm rồi . Còn bao nhiêu cảnh đời nữa, họ vẫn còn đang chờ đợi, vẫn chờ những số tiền dù nhỏ nhoi nhưng cũng giúp được họ vượt qua chặng đường khó khăn này.
Con đừng buồn khi mẹ cứ đi mãi
Con đừng khóc khi mẹ về tránh xa con
Con đừng hờn dỗi khi mẹ không bế con nữa
Con đừng nói rằng mẹ không yêu con
Sẽ làm đau lắm, đau lắm.
Con biết không?
Tương lai của các mẹ là ở các con
Hãy yêu thương hơn những gì mà con nhận được. Con nhớ chứ? Con yêu của mẹ
Mẹ yêu con nhiều!
Bài viết của phóng viên Hoàng Hải Yến- báo điện tử Một thế giới

Triết lý kinh doanh từ quán cháo người Hoa

Cho thuê hội trường tại Hà NộiCho thuê phòng học tại Hà Nội /Cho thuê phòng họp/cho thuê phòng máy tính


Câu chuyện của một phóng viên nọ đến phỏng vấn một ông chủ tiệm cháo người Hoa trong một cuộc khảo sát về mô hình kinh doanh.

Phóng viên : Thưa ông trước khi bán cháo ông làm gì?

Chủ tiệm : Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.

Phóng viên : Vậy cửa hàng này có bao nhiêu năm?

Chủ tiệm : Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Cha ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trai ngộ…

Phóng viên : Trời ơi! Không có gì khác ư?

Chủ tiệm : Khác chớ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.

Phóng viên : Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm Giám đốc, còn ông?

Chủ tiệm : Ngộ có thành thì vẫn cho con làm chủ cửa hàng.

Phóng viên : Ông không muốn chúng đi học sao?

Chủ tiệm : Muốn nhiều, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ cơm

Phóng viên : Ở trong bếp à?

Chủ tiệm : Ở Đại học Havard, Mỹ.

Phóng viên : Học xong chúng nó về đâu? Thành ông gì?

Chủ tiệm : Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng.

Triết lý kinh doanh từ quán cháo người Hoa (1)

Phóng viên: Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế?

Chủ tiệm : Gọi không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào?

Phóng viên : Truyền thuyết kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không?

Chủ tịch : Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi.

Phóng viên : Có tiền mà ông mặc bộ đồ vải thô thế này à?

Chủ tiệm : Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống như họ.

Phóng viên : Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống?

Chủ tiệm : Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm.

Phóng viên : Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối?

Chủ tiệm : Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo. 

Phóng viên : Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng?

Chủ tiệm : Nhà băng có tiền, nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả.

Phóng viên : Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai thanh toán được không, thưa ông?

Chủ tiệm : Dạ không phải là ngày mai mà 20 năm sau cũng được. 

Phóng viên : Nhưng lúc ấy lãi suất thế nào?

Chủ tiệm : Dạ, lãi là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này, đấy mới là lãi to.

(Xem tiếp phần 2)

Nghẹn ngào với đám cưới cổ tích của cô dâu suy thận và chàng trai kém 3 tuổi


Cho thuê hội trường tại Hà NộiCho thuê phòng học tại Hà Nội /Cho thuê phòng họp/cho thuê phòng máy tính

Đám cưới cổ tích của cô gái nghị lực Nguyễn Châu Loan và chú rể đẹp trai diễn ra vào cuối tuần vừa qua khiến không ít dân mạng xúc động.
Tình yêu của cặp đôi Nguyễn Châu Loan và Nguyễn Văn Vượng là một câu chuyện tình đẹp tưởng như chỉ có trong truyện cổ tích. Cô dâu là bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối đã hơn 10 năm nay, còn chú rể vì cảm phục nghị lực sống của cô đã ở cạnh chăm sóc cho Loan suốt từ năm 2008. Hai người chỉ chụp vài tấm ảnh cưới rồi dọn về sống chung để tiện chăm sóc nhau. Vì hoàn cảnh khó khăn nên cô dâu chú rể chưa hề nghĩ tới sẽ tổ chức một đám cưới linh đình trong mơ.


"Điều ước thứ 7" của chị đã trở thành hiện thực  
Đám cưới cổ tích đã diễn ra ngày 6/4 vừa qua tại công viên Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội). Tại buổi lễ, người thân của hai bên cùng những người yêu mến cặp đôi đã đến tham dự đông đủ. Với sắc màu tím- hồng mà cô dâu đặc biệt yêu thích, những người tổ chức đã khiến cô dâu thực sự bất ngờ.
Câu chuyện tình yêu của cặp đôi đã lấy đi không ít nước mắt của dân mạng. Nhiều người bày tỏ niềm cảm kích vô hạn trước một tình yêu cao đẹp, không ít lời chúc mừng gửi tới mong cho anh chị mãi mãi hạnh phúc bên nhau.
Các bạn hãy cùng xem clip về đám cưới trong mơ của cặp đôi cổ tích này và chúc phúc cho họ các bạn nhé: 

Nhà cấp 4 khang trang với chi phí 480 triệu đồng

Chủ nhà không đầu tư nhiều cho ngôi nhà một tầng lợp mái tôn nhưng vẫn có không gian tiện nghi, ngập tràn ánh sáng.
Trên diện tích 250 m2, gia chủ chỉ quyết định xây nhà trên mặt bằng 90 m2 (mặt tiền 5 m). Nhà gồm 2 phòng ngủ, 1 phòng ăn, 1 phòng khách được kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền thiết kế với ánh sáng tự nhiên chan hòa khắp ngôi nhà. Chi phí xây dựng, làm nội thất cơ bản cho cả nhà là 480 triệu đồng.

Ánh sáng, thông gió và kết nối thiên nhiên được phối hợp hài hòa, tạo nên không gian thoáng đãng.
Phòng khách, khu sinh hoạt chung được làm ở giữa nhà. Hành lang dẫn tới khu vực này được trang trí bởi một khoảng dọc sỏi đá.
Thủ pháp vay mượn không gian để giúp ngôi nhà đẹp hơn. Phòng khách, bàn ăn, nhà bếp liền kề.
Khu bếp đơn giản, tiết kiệm diện tích với tông màu trắng chủ đạo, tạo sự tươi tắn.
Phòng ăn với cửa sổ nhìn ra khu vườn xanh mát.
Một góc phòng ngủ chính, dùng vật liệu đơn giản, giá rẻ.
Phòng ngủ cho con gái.
Một diện tích khá lớn không xây dựng được dùng làm sân vườn.
Cổng vào đơn giản, thanh thoát.
Cổng chính của ngôi nhà về đêm. 
Lê Phương
Ảnh: Cát Mộ
c

Hoa gạo đỏ rực làng quê Bắc Bộ

Dịp cuối mùa xuân, hoa gạo nở rộ khắp miền Bắc, đặc biệt là vùng nông thôn.
Trước đây ở miền Bắc, ngay cả các khu phố Hà Nội, đều trồng cây gạo. Cứ tới tháng 3-4, hoa gạo lại nở đỏ cả cây. Lễ hội chùa Thầy (Hà Nội) năm nay được tổ chức đúng vào dịp cây hoa gạo trên bờ nở rộ.

(Nguồn ảnh: Reface studio)
Ngày nay, chỉ còn sót lại rất ít cây hoa gạo được trồng trên phố như ở Nam Định. 
Cây hoa gạo ở thành phố bị chặt nhiều bởi đô thị đất chật và hoa rụng nhiều cùng lúc, không thích hợp khi đường đông người qua lại.
Dân gian thường có câu "Ma cây gạo, cú cáo cây đề", nhưng vẻ đẹp của hoa gạo khiến người ta quên hết nỗi sợ đó.
Cây gạo đỏ rực bên sông ở xã Thuần Mỹ (Ba Vì, Hà Nội).
Với lũ trẻ thời nào cũng vậy, mùa hoa gạo luôn để lại nhiều kỷ niệm.
Con trai nghịch ngợm, nhặt hoa để ném nhau. Còn các cô bé mới bước vào tuổi thiếu nữ bắt đầu mơ mộng mỗi mùa hoa nở, hoa tàn.
Hoa nở đỏ rực như xua tan đi sự ảm đạm của những ngày cuối mùa xuân.
Nhiều đôi trai gái hẹn hò nhau dưới gốc cây hoa gạo đầu làng.
Trước cổng nhiều trường học cũng trồng một cây hoa gạo. Thế nên, trong ký ức nhiều người xa quê, ngoài hình ảnh thân quen về ngôi nhà lợp ngói, giếng nước còn có thêm những bông hoa đỏ.
Nhiều nhà thơ đã ví hoa gạo như hòn than đỏ rực, như ngọn lửa trên trời...
Hoa Gạo đầu làng còn đỏ rực
Anh chở Em về qua tháng tư
Chú cá ven sông núp nhành hoa đỏ
Gió đầu hè ngan ngát đưa hương....

Nghe 09 bài hit của chàng trai Mỹ Ryan Duy Hùng "đốn tim" cư dân mạng Việt

      Trong thời gian 5 phút 45 giây, Ryan Duy Hùng trình diễn liên khúc gồm 10 hit từ trước đến nay với piano, trong đó có Mình yêu nhau đi (Bích Phương), Tình yêu màu nắng (Thúy Trang và Bid Daddy), Dấu mưa (Trung Quân Idol), Mãi mãi (Lam Trường), Nắng ấm xa dần (Sơn Tùng M-TP).Bên cạnh đó còn có Xe đạp ơi (Phương Thảo), Chiếc khăn gió ấm(Khánh Phương), Silience (Jay Chou), Người ấy (Trịnh Thăng Bình).



        Điều đầu tiên cần nhắc đến là giọng ca của Ryan Duy Hùng rất ngọt ngào, truyền cảm và cách phát âm tiếng Việt cũng rất chuẩn.
        Không những thế, cách Ryan Duy Hùng lựa chọn những đoạn hay trong 9 ca khúc đình đám trên và ghép nối chúng lại với nhau thành liên khúc cũng rất tinh tế.
Chưa hết, Ryan Duy Hùng còn phô diễn được khả năng chơi piano của mình.
        Vì vậy, liên khúc của chàng trai dễ thương người Mỹ thực sự "đốn tim" cư dân mạng Việt.
"Tuyệt vời"; "Hay quá"; "Khâm phục"; "Chọn nhạc tinh tế"... Đó là những mỹ từ mà các thành viên mạng xã hội haivl và YouTube dành cho phần trình diễn của Ryan Duy Hùng. 

TATI – Chuyên cho thuê phòng hội trường/Cho thuê phòng học/Cho thuê phòng họp/ Cho thuê phòng máy tính tại Hà Nội

TATI – Chuyên cho thuê phòng hội trường, cho thuê phòng học, cho thuê phòng họp  có thể đáp ứng được nhu cẩu của tất cả các hội thảo, khóa học ngắn, trung và dài hạn theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Tất cả các phòng đều được trang bị hiện đại:
-  Máy chiếu, âm thanh chất lượng cao
- 100% bàn ghế có khăn phủ sang trọng
- Hỗ trợ khách hàng: kĩ thuật trực lớp 24/7,wifi, máy tính giảng viên, nước uống nóng lạnh
- Có bãi đậu xe rộng rãi
- Các dịch vụ đi kèm: Teabreak, ăn trưa, in ấn, photo, thiết kế & in banner…
- ĐẶC BIỆT: Có CHIẾT KHẤU LỚN dành cho khách hàng thuê phòng thường xuyên , liên tục.
- Có hóa đơn VAT

Các dịch vụ của TATI:
- Diện tích phòng hội trường: 100 - 400m2
- Sân khấu rộng rãi: từ 15 - 80m2 
- Giá từ: 1.150.000Đ – 4.800.000Đ
- Trang thiết bị:  Màn chiếu từ 96 – 150 inch, cường độ ánh sáng từ 2.000 - 3.000 ANSI lumen, âm thanh chất lượng cao, điều hòa, bảng, bút viết, Flip chart…




- Diện tích phòng học: 50 - 100m2
- Giá từ: 750.000Đ – 1.150.000Đ
- Trang thiết bị:  Màn chiếu từ 96 - inch, cường độ ánh sáng từ 2.000 – 2.500 ANSI lumen, âm thanh chất lượng cao, điều hòa, bảng, bút viết, Flip chart…

Phòng học ngang 50 chỗ

Phòng học dọc từ 60 – 80 chỗ

Phòng học dọc từ 60 – 80 chỗ

- Diện tích phòng họp: 20 – 50m2. Không gian sang trọng, thoải mái…
- Giá từ: 250.000Đ/h – 500.000Đ/h
- Trang thiết bị:  TV LCV 42inch, điều hòa, bảng, bút viết, Flip chart…

Phòng họp 10 – 12 chỗ

Phòng họp 6 – 8 chỗ

Phòng họp hình chữ U từ 25 – 30 chỗ

Phòng họp hình chữ U từ 16 – 40 chỗ
         4.   Chothuê phòng máy tính
Phòng máy tính từ 20 - 50 máy

Phòng máy tính 200 máy
- Số lượng máy tính /phòng : 25 - 200 máy 
- Giá từ: 1.150.000Đ – 10.000.000Đ
- Trang thiết bị: Màn hình LCD: 17inch, Ram: 2 - 4G, Màn chiếu từ 96 - inch, cường độ ánh sáng từ 2.000 – 2.500 ANSI lumen, âm thanh chất lượng cao, điều hòa, bảng, bút viết, Flip chart…

"Chúng tôi không kinh doanh dịch vụ, chúng tôi được tạo ra để phục vụ quý khách"

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Ms Hằng: 0942.397.535/ Ms Trường: 0912.527.631
Add1 :Tầng 3 - Tòa nhà 25T2 – N05 – Hoàng Đạo Thúy – Cầu Giấy – Hà Nội
Add2: Tầng 9 - Tòa nhà A – 190 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội