Ế ẩm chưa từng có, resort 5 sao lấy hồ bơi làm ao nuôi cá

Một khu nghỉ dưỡng sang trọng ở miền nam Ấn Độ đã biến bể bơi thành một trang trại nuôi cá, để vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh.

Theo Independent, Khu nghỉ dưỡng hạng sang này đã buộc phải đóng cửa vào tháng 3 sau lệnh cách ly toàn quốc. Rất ít khách sạn đã được phép mở cửa trở lại kể từ đó.

Nếu như trước đây, bể bơi 150 m tại Aveda Resort and Spa ở Kumarakom, Kerala (Ấn Độ) luôn chật kín khách du lịch. Nhưng nay nó đã trở thành nơi nuôi hàng nghìn con cá. Trong số những khách sạn, khu du lịch vẫn đóng cửa, không nhiều nơi có bể bơi chứa được 7,5 triệu lít nước để có thể chuyển đổi mục đích sử dụng như ở Aveda.


                                       Bể bơi dài 150 m tốn khá nhiều chi phí để duy trì

"Chúng tôi không có doanh thu. Tháng 6 vừa qua, chúng tôi đã thả khoảng 16.000 con cá đốm ngọc hai tháng tuổi vào bể", Jyotish Surendran, tổng giám đốc của Aveda cho biết.

Loại cái này mất khoảng 8 tháng để đạt kích cỡ thương phẩm, là nguyên liệu phổ biến trong các món ăn ở miền nam Ấn Độ và Trung Đông.


                                        Resort 5 sao lấy hồ bơi làm nơi nuôi cá

"Chúng tôi dự định thu hoạch vào tháng 11 và sẽ xuất khẩu sang Trung Đông,” Surendran cho biết. Ông dự tính, khoảng 4 tấn cá thương phẩm, và thu về 40.000 USD. Ông hy vọng, số tiền này sẽ giúp cho khách sạn thanh toán các hoá đơn để tiếp tục duy trì tới khi khách du lịch quay trở lại.

Khu nghỉ dưỡng Aveda cũng lên kế hoạch giữ hoạt động nuôi cá đốm ngọc trai ngay cả khi hoạt động kinh doanh du lịch hồi phục.

“Chúng tôi không thể tiếp tục nông trường cá này trong bể bơi, nhưng chúng tôi đang cố gắng tìm một vùng đất để có thể xây dựng những dự án lớn hơn”, ông Surendan nói.

Bảo Anh

Quận nào của Hà Nội có nhiều chung cư 'om' quỹ bảo trì nhất?

TPO - Các quận như Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và Thanh Xuân trên địa bàn mỗi quận có tới hàng chục toà chung cư chậm trễ trong việc thành lập Ban quản trị, chây ì bàn giao quỹ bảo trì. Trong đó, riêng quận Nam Từ Liêm có tới 37 tòa chung cư chưa bàn giao quỹ bảo trì cho cư dân.

Chủ đầu tư chiếm dụng tiền quỹ bảo trì để kinh doanh

Báo cáo mới đây của cơ quan TP Hà Nội cho thấy, chỉ riêng địa bàn quận Nam Từ Liêm có tới 159 toà nhà cao tang đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, trong đó có 141 toà chung cư thương mại (CCTM).

Theo quy định của Bộ Xây dựng, sau khi bàn giao căn hộ cho cư dân thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm tiến hành Hội nghị nhà chung cư lần đầu để bầu ban quản trị (BQT) và thông qua các quy định, quy chế, nội dung bảo trì, phí dịch vụ…



Nhiều toà chung cư tại Hà Nội chưa thành lập BQT và chậm bàn giao quỹ bảo trì 2% dẫn tới những khiếu kiện của cư dân. (Trong ảnh: Cư dân chung cư Athena Complex Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm) căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư 379 trả sổ hồng, quỹ bảo trì cho cư dân...)

Thế nhưng hiện tại, quận Nam Từ Liêm có tới 32 toà chung cư chưa thành lập Ban quản trị và 37 toà chưa tiến hành bàn giao kinh phí bảo trì 2%.

Lí giải cho việc này, UBND quận Nam Từ Liêm cho biết, do tình hình khó khăn nên một số toà chung cư còn nhiều căn hộ trống, chưa bán được hoặc chưa có người đến ở nên chưa đủ điều kiện để tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu để thành lập BQT tòa nhà. Ngoài ra, một số chủ đầu tư còn cố tình trì hoãn, chưa nghiêm túc thực hiện hết trách nhiệm trong việc này.

Cũng giống như Nam Từ Liêm, quận Bắc Từ Liêm có tới 141 toà chung cư đã đưa vào sử dụng nhưng vẫn còn 25 toà chưa thành lập BQT; 22 toà nhà chưa bàn giao quỹ bảo trì và 12 toà chưa bàn giao hồ sơ.

UBND quận Bắc Từ Liêm cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ trong công tác bàn giao quỹ bảo trì 2% là do không có cơ chế kiểm tra, giám sát nên hầu hết chủ đầu tư lấy kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của toà nhà nhập vào tài khoản chủ đầu tư để chiếm dụng kinh doanh.

Còn việc chậm bàn giao hồ sơ là do vướng mắc ở thông tư 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng chưa rõ ràng nên khi cư dân yêu cầu bàn giao hồ sơ thiết kế cơ sở hay phương án kiến trúc thì đa số chủ đầu tư không bàn giao.

Tại quận Thanh Xuân hiện cũng có 73 toà CCTM, trong đó có 20 toà chưa thành lập BQT và 7 toà nhà chưa bàn giao quỹ bảo trì, UBND quận Thanh Xuân khẳng định chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm bàn giao quỹ bảo trì 2% cho BQT; Trường hợp không bàn giao sẽ căn cứ đề nghị của BQT, tổng hợp gửi Sở Xây dựng và UBND TP thực hiện cưỡng chế theo quy định.

Hàng trăm tòa chung cư "om" quỹ bảo trì của cư dân

Luật Nhà ở 2014 quy định rõ, chủ đầu tư không được phép sử dụng khoản tiền quỹ bảo trì nhà chung cư, số tiền này phải được chuyển khoản vào một tài khoản riêng. Sau đó, chủ đầu tư phải bàn giao gốc và lãi cho BQT.

Sau khi thành lập BQT, chủ đầu tư phải có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ thiết kế của tòa nhà cũng như dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ vào đó, cư dân có thể biết được dự án còn thiếu hạng mục nào, tiến độ của các hạng mục là ra sao?



Ngoài ra, khi thành lập rồi thì BQT sẽ là đại diện cho cư dân có quyền chất vấn Ban quản lý toà nhà về vấn đề chất lượng dịch vụ và phí dịch vụ, thay mặt cư dân thay thế đơn vị cung cấp dịch vụ phù hợp do cư dân lựa chọn để lợi ích của cư dân là tốt nhất.

Theo sở Xây dựng TP Hà Nội, hiện trên địa bàn TP đã thành lập được 632/833 BQT nhà chung cư, bàn giao hồ sơ 560/632 BQT, bàn giao kinh phí bảo trì 2 % cho 399/526 BQT (không bao gồm 106 toà nhà chung cư xây dựng trước luật nhà ở năm 2005, do không có kinh phí bảo trì).

Như vậy, tại Hà Nội hiện còn 201 toà chung cư chưa thành lập BQT; 72 toà nhà chưa bàn giao hồ sơ và 127 toà nhà chưa bàn giao quỹ bảo trì 2%. Trong đó, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và Thanh Xuân là 3 quận còn tồn tại nhiều nhất.

Anh N.V.B, cư dân tại một chung cư trên địa bàn quận Nam Từ Liêm chia sẻ: “Những vụ tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân về quỹ bảo trì gần đây đã cho thấy kẽ hở dẫn đến việc nhiều chủ đầu tư tự ý sử dụng khoản tiền này theo mục đích riêng, không trao trả đủ cho BQT nhà chung cư. Bởi vậy, việc thành lập BQT toà nhà chung cư và bàn giao quỹ bảo trì 2% là hết sức cần thiết hiện nay”.

Được biết, UBND TP Hà Nội đã từng xử phạt 125 triệu đồng đối với Công ty CP Thương mại quảng cáo xây dựng địa ốc Việt Hân do chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư theo quy định; Công ty TNHH Hòa Bình - chủ đầu tư chung cư “dát vàng” Hòa Bình Green City (505 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) bị phạt 125 triệu đồng do chậm bàn giao quỹ bảo trì...

Mới đây, trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở. Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi quy định về kinh phí 2% bảo trì nhà chung cư theo hướng chủ đầu tư phải mở một tài khoản vốn chuyên dùng có kỳ hạn tại một tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để nhận tiền bảo trì do người mua, thuê mua, chủ đầu tư nộp theo quy định...

Trong khi đó, nhiều địa phương cho rằng cần quy định rõ trong Nghị định về tài khoản kinh phí bảo trì theo hướng đây phải là tài khoản “đóng”, chủ đầu tư không được sử dụng cho đến khi bàn giao sang cho Ban quản trị.

LÂM VỸ- HÙNG DÂN

Nam Định miền đất học hiếm hoi thi tuyển lớp 10 không lấy dưới 5 điểm/môn

GDVN- Những ngày qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng nói khá nhiều về tình trạng một số địa phương có điểm thi tuyển sinh 10 khá thấp, một số trường còn lấy điểm chuẩn chỉ trung bình 1-2 điểm/môn, thậm chí có trường chỉ lấy 0,58 điểm/môn. 
Vì thế, có nhiều người lo ngại về chất lượng điểm tuyển sinh 10 ở nhiều địa phương trên cả nước. 
Dù chỉ thi có 2 môn, điểm hệ số 1 nhưng các trường ở Nam Định đều lấy từ 10 điểm trở lên, trong đó có nhiều trường lấy điểm chuẩn từ 14-15 điểm.
Thế nhưng, trái ngược với những gam màu xám ấy là một bức tranh màu sáng trong kỳ thi tuyển sinh 10 ở Nam Định. Bởi, tất cả các trường Trung học phổ thông công lập (khối không chuyên) ở địa phương này đều có điểm chuẩn khá cao. 



Dù chỉ thi có 2 môn, điểm hệ số 1 nhưng các trường ở Nam Định đều lấy từ 10 điểm trở lên, trong đó có nhiều trường lấy điểm chuẩn từ 14-15 điểm.

Xứng đáng với danh xưng đất học

Tham khảo điểm thi tuyển sinh 10 của các địa phương năm nay, chúng tôi thấy mặt bằng điểm của các trường trong cùng một tỉnh (thành phố) có một độ chênh lệch rất lớn.

Có những tỉnh như Thanh Hóa thì trường Trung học phổ thông Hàm Rồng lấy điểm chuẩn là 34,70 nhưng trường Trung học phổ thông Lang Chánh chỉ lấy điểm chuẩn ở mức 2,90 điểm.

Ngay cả như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì vẫn có độ chênh lệch khá lớn về điểm chuẩn, một số trường chênh nhau lên đến trên dưới 20 điểm…

Tuy nhiên, ở Nam Định thì sự chênh lệch điểm chuẩn giữa các trường không nhiều và điểm chuẩn trong kỳ thi tuyển sinh 10 đều cao.

Dù chỉ thi 2 môn là Văn và Toán, điểm hệ số 1 nhưng trong số 44 trường Trung học phổ thông công lập thì chỉ có 4 trường lấy mức điểm chuẩn là 10 điểm (5 điểm/ môn).

Nhưng, có tới 20 trường lấy điểm chuẩn từ 13-15 điểm, trong đó có 11 trường từ 14-15 điểm (bình quân 7,0-75 điểm/ môn). Trong kỳ thi này, toàn tỉnh có 14 em đạt từ 18,25 điểm trở lên.

Nếu đem so sánh với các địa phương khác, khi Nam Định có tới 11/ 44 trường có điểm chuẩn mỗi môn từ 7,0 điểm trở lên thì có lẽ khó có địa phương nào vượt qua được.

Ngay cả những trường chuyên của một số địa phương cũng khó lòng có được điểm chuẩn đẹp như thế này.

Một trường có điểm chuẩn ở tốp giữa nhưng trong số 340 thí sinh dự thi chỉ có 4 thí sinh có điểm thi dưới trung bình.

Điểm chuẩn kỳ thi tuyển sinh đối với 10 khối Trung học phổ thông công lập Nam Định năm nay thấp nhất là 10 điểm, cao nhất là 15 điểm (3 trường). 

Chúng tôi vào website của trường Trung học phổ thông Đại An và thấy kết quả kỳ thi tuyển sinh 10 của trường rất đáng trân trọng. Rõ ràng, chất lượng đào tạo của các trường Trung học cơ sở ở đây rất tốt và tương đồng với nhau.

Trường Trung học phổ thông Đại An lấy điểm chuẩn lớp 10 cho năm học 2020-2021 là 12,75 điểm- nằm ở mức trung bình của tỉnh.

Nhưng, điều mà chúng tôi chú ý nhất là trong số 340 thí sinh dự thi ở 15 phòng thi thì chỉ có 4 em có điểm dưới trung bình (5 điểm/ môn).

Trong số 280 thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 của nhà trường thì chủ yếu là có số điểm trên 14,0 điểm.

Điều này cũng đồng nghĩa là những trường lấy điểm chuẩn từ 14 điểm trở lên thì điểm thi của thí sinh đa phần đạt từ 15-17 điểm/ 2 môn thi.

Thông qua kỳ thi tuyển sinh 10 của Nam Định thì chúng ta có thể đánh giá được nhiều mặt về chất lượng đào tạo ở các cấp học.

Và, rõ ràng Nam Định trở thành một trong những điểm sáng nhất của kỳ thi tuyển sinh 10 năm nay (không kể điểm chuẩn tuyển sinh 10 bằng hình thức xét học bạ).

Đầu vào tuyển sinh 10 cao và những mùa quả ngọt

Khi chúng tôi bắt đầu viết bài viết này cũng là lúc Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định tổ chức lễ tuyên dương thành tích học sinh giỏi năm học 2019-2020.

Tại kỳ thi học sinh giỏi Trung học phổ thông cấp tỉnh, năm học 2019-2020 vừa qua có 638 thí sinh tham gia. Kết quả có 361 giải cá nhân, trong đó 24 giải Nhất, 64 giải Nhì, 146 giải Ba và 127 giải Khuyến khích. 


Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã chọn được 93 học sinh xuất sắc nhất để thành lập 11 đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.

Kết quả: có 78 em đoạt giải (tỷ lệ là 83,9%), với 4 giải Nhất, 22 giải Nhì, 27 giải Ba, 25 giải Khuyến khích.

Đặc biệt có em Trần Nhật Minh, học sinh lớp 12 chuyên Toán trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong đã được chọn là thành viên chính thức đội tuyển Toán của Việt Nam tham dự Olympic Toán học Quốc tế lần thứ 61 do Cộng hòa Liên bang Nga chủ trì sẽ diễn ra vào tháng 9/2020.

Em Đàm Thị Minh Trang lớp 12 chuyên Hóa trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong- người đã 2 năm liền đoạt giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia môn Hóa học đã xuất sắc giành huy chương Vàng Olympic Hóa học Quốc tế năm 2020.

Có được những thành quả này là sự chung tay, nỗ lực của toàn ngành giáo dục Nam Định, của đội ngũ thầy cô giáo. Đặc biệt là sự cố gắng phấn đấu trong học tập của các em học trò…

Những mùa quả ngọt cứ nối tiếp nhau tạo nên một “hương vị” rất riêng của ngành giáo dục Nam Định.

Và, tất nhiên thành quả này không chỉ là niềm tự hào của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh Nam Định mà nó còn là điểm nhấn cho toàn ngành Giáo dục trong năm học 2019-2020 vừa qua, cũng như sự chuẩn bị cho năm học 2020-2021 tới đây.

KHÁNH VĂN

Gợi ý âm cỗ cúng Rằm tháng 7 đơn giản, dễ làm và đầy đủ nhất

Theo tục lệ của người Việt, ngày rằm tháng 7 là ngày lễ Vu lan hay xá tội vong nhân cũng khác nhau về ý nghĩa nên việc chuẩn bị mâm cỗ cúng phải phù hợp hoàn cảnh. Trong đó mâm cỗ cúng phật, cúng thần linh, cúng gia tiên hay cúng cô hồn chuẩn bị sắm lễ sẽ khác nhau. 

Mâm cỗ chay thờ Phật 

Với những gia đình theo đạo Phật, vào ngày rằm tháng 7 thì mâm cỗ chay thờ Phật không thể thiếu. Bạn có thể làm những món chay phong phú đa dạng theo gợi ý như sau: 
- Xôi trắng ruốc nấm hương/ Xôi gấc/ Xôi đỗ xanh/ Xôi vò hạt sen 
- Giò, chả chay 
- Nem chay/ Nem hoa quả/ Nem rau nấm 
- Nộm rau củ/ Gỏi hoa chuối ngó sen 
- Canh nấm/ canh rau củ/ canh bóng nấu chay 
- Cải thìa sốt nấm hương/ Đậu hũ non sốt nấm 

Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng 7 thần linh và gia tiên 

Cúng thần linh hay tổ tiên bạn chuẩn bị cỗ mặn để nhớ đến những người đã khuất. Bên cạnh đó, bạn chuẩn bị kèm theo tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, đến những vật hiện đại như xe cộ, điện thoại... để cho người Âm có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ giống như người Dương trần. 
- Gà ta luộc (Chọn gà trống từ 1,3-1,5kg) 
- Xôi vò/ Xôi đỗ xanh/ Xôi dừa/ Xôi gấc 
- Nem rán 
- Canh rau củ thập cẩm/ Canh nấm mọc/ Canh sườn bí đao 
- Giò lụa 
- Nộm gà xé phay/ Nộm đu đủ bò khô/ Nộm hoa chuối/ 

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 chúng sinh 

Mâm cỗ cúng chúng sinh hay cô hồn thể hiện lòng thương từ bi của người trần với những linh hồn còn vương vấn cõi trần không nơi nương tựa. Lễ cúng thường được đặt ngoài trời trước cửa nhà vào chiều tối 14 hay giữa trưa 15/7 âm lịch. Sắm sửa lễ vật mâm cỗ cúng chúng sinh thường là đồ chay bao gồm: 
- Muối gạo (để rắc bốn phương tám hướng sau khi cúng xong) 
- Cháo trắng nấu loãng (12 bát nhỏ) 
- Hoa quả (chuẩn bị 5 loại quả) 
- Quần áo chúng sinh nhiều màu sắc khác nhau 
- Các loại bỏng ngô, bánh kẹo 
- Tiền vàng 
- Nước 
- 3 nén hương và 2 ngọn nến nhỏ 

Những lưu ý làm mâm cỗ cúng rằm tháng 7 

- Đối với mâm cúng Phật, thần linh và gia tiên làm trong nhà còn với cúng cô hồn chúng sinh ở ngoài trời trước cửa nhà hoặc thực hiện ở chùa. 
- Với những gia đình thờ Phật thì mâm cúng Phật được đặt ở vị trí cao rồi mới đến mâm cúng thần linh và cuối cùng là gia tiên. 
- Trong ngày rằm tháng 7 thì có rất nhiều vong hồn còn vất vưởng nên món cúng như quần áo vàng mã dành cho gia tiên nên ghi rõ người nhận, khi cúng đọc văn khấn thần linh thổ địa rồi sau đó đọc to rõ tên hương hồn người nhận. 
Gợi ý một số mâm cơm cúng rằm tháng 7 đẹp và đầy đủ 

Mâm cỗ chay cúng Phật 
Mâm cỗ chay dưới đây đảm bảo ai cũng thấy đơn giản và dễ làm. Các món bao gồm: xôi lá cẩm tím, chả giò chay, bánh hỏi, bông bí nhồi đậu hấp hũ, đậu non sốt nấm rơm, rau xào thập cẩm, salad dưa leo, canh đậu hũ hẹ, đu đủ. 

Mâm cơm chay khác gồm các món như: Xôi cốm hạt sen dừa 2. Đậu sốt nấm 3. Phở cuốn rau 4. Salad hoa quả 5. Món xào thập cẩm 6. Nấm rơm kho sả ớt 7. Cơm sen 8. Nấm xào xì dầu 9. Chè hạt sen long nhãn 10. Bánh bí đỏ nhân đậu xanh 11. Canh nấm chay) 


Hay mâm cơm chay khác được chị em ào ào chia sẻ như xôi gấc đỗ xanh, miến xào thập cẩm rau củ, rau củ luộc, canh hạt sen rau củ, nem rán chay, xôi nếp cẩm, bánh trôi bánh chay 

Mâm cỗ mặn cúng thần linh và gia tiên 

Mâm cỗ mặn bạn có thể tham khảo chuẩn bị các món như xôi đỗ, gà luộc, bánh trôi bánh chay, nem rán, giò lụa, mề gà nấu canh bí, thịt bò xào ngô non và đậu. 

Hay mâm cỗ mặn khác bạn có thể chuẩn bị gồm các món như: gà luộc, tôm sú chiên, nộm ngũ sắc, chả giò, xôi lạp sườn, canh miến, canh mọc, bóng xào thập cẩm, cá tẩm bột chiên giòn, nem rán. 

Một mâm cơm khác rất đặc sắc được nhiều chị em thích thú về cách trình bày cũng như các món ăn đa dạng như: đậu cove luộc, bánh bao, chả tôm, xôi nếp, rau củ xào thập cẩm, giò lụa, phở cuốn, gà luộc, nộm thịt bò. 

Mâm cơm cúng chúng sinh 

Để cúng chúng sinh rằm tháng 7 bạn nên dùng đồ chay, các bạn có thể tham khảo các món như khoai luộc, bỏng, bánh kẹo, hoa quả, cháo loãng... 










4 loại thực phẩm có hàm lượng purin cao, ăn càng nhiều càng dễ gây ra sỏi thận

 

Sỏi thận gây ra những cơn đau rất kinh khủng cho người bệnh. Một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất là do ăn quá nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao.


Sỏi thận không phải là căn bệnh hiếm gặp, nhưng nó lại gây ra những cơn đau quặn thắt ở lưng, bàng quang, khiến việc đi tiểu tiện gặp rất nhiều khó khăn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận, nhưng 80% trong số đó là do sự hình thành của sỏi canxi oxalat, sỏi canxi urat… Những loại sỏi này được tạo ra bởi việc tiêu thụ quá nhiều hàm lượng purine.

Purine là hợp chất hữu cơ có nhiều trong động vật và thực vật, sau khi vào cơ thể nó sẽ bị oxy hóa thành axit uric. Nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa purine sẽ khiến một lượng lớn axit uric hình thành, theo thời gian sẽ gây ra bệnh gút và sỏi thận.

4 loại thực phẩm có hàm lượng purine cao

Hải sản là loại thực phẩm rất giàu purine, việc ăn quá nhiều và thường xuyên sẽ rất dễ gây ra sỏi thận. Tuy nhiên, ngoài hải sản còn có một số thực phẩm khác cũng chứa hàm lượng purine cao nhưng không phải ai cũng biết, đó là:

1. Nước dùng cô đặc

Có một số món ăn sử dụng loại nước dùng được ninh từ xương, nội tạng động vật, hải sản… Nước dùng này được ninh đi ninh lại nhiều lần đến mức cô đặc. Sau quá trình hâm lại nhiều lần như thế, rất nhiều phản ứng hóa học xảy ra và chất purine cũng hình thành.

Purine khi vào cơ thể người sẽ chuyển hóa thành axit uric, nếu không uống nước nhiều sẽ tích tụ ở thận. Nếu bạn có thói quen húp các loại nước dùng cô đặc, theo thời gian hãy cẩn thận với sỏi thận.

2. Nội tạng động vật

Gan, tụy, cật, óc, phổi và các cơ quan nội tạng khác của động vật là những thực phẩm được không ít người ưa chuộng. Mặc dù chúng cũng có chất dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon, nhưng hàm lượng purine cao không thua gì hải sản, nếu ăn nhiều chắc chắn sẽ gây sỏi thận.

3. Bia

Mùa hè là thời điểm không thể thiếu những cuộc tụ tập bạn bè ăn uống nhậu nhẹt vào ban đêm. Đây cũng là thời điểm người ta tiêu thụ bia nhiều nhất. Trong bia chứa nhiều axit uridylic, purine lại là thành phần tạo ra axit uridylic, do đó càng uống bia nhiều sẽ càng làm tăng hàm lượng purine trong cơ thể.

Uống nhiều bia sẽ khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, trải qua quá trình tuần hoàn, nó sẽ đi vào trong các mô cơ thể và hình thành lên các tinh thể. Đồng thời, quá trình này cũng gây cản trở cho thận đào thải axit uric, dẫn tới hình thành sỏi thận.

4. Đồ uống có ga

Dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì cũng khó cưỡng lại sức hấp dẫn của những ly nước ngọt có ga mát lạnh. Uống quá nhiều thức uống chứa đường hóa học không chỉ gây ra béo phì mà còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi và magiê của cơ thể, đặc biệt còn làm tăng nồng độ axit oxalic, có liên quan tới sỏi thận.

Bản chất của nước ngọt có tính lợi tiểu, dễ khiến cho cơ thể mất nước, các axit uric sẽ tích tụ lại trong cơ thể người, cuối cùng là gây ra sỏi thận.

Ngoài ra, bản chất của nước ngọt có tính lợi tiểu, dễ khiến cho cơ thể mất nước, các axit uric sẽ tích tụ lại trong cơ thể người, cuối cùng là gây ra sỏi thận.

Một số thực phẩm khác gây ra sỏi thận

Bên cạnh nguyên nhân chính gây ra sỏi thận là do ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purine cao, thì còn có một số thực phẩm khác cũng có liên quan.

- Thực phẩm giàu chất béo

Mức sống ngày càng cao khiến mọi người có xu hướng thích ăn đồ ăn nhanh hơn, hầu hết trong số đó đều chứa quá nhiều chất béo. Việc tiêu thụ những thực phẩm này không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì, mà trên thực tế chất béo còn làm giảm lượng canxi tổng hợp ở ruột, tăng hấp thu axit oxalac, gây ra sỏi thận.


- Thức ăn chứa nhiều muối

Muối chứa nhiều ion natri, sau khi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa và làm mất đi các ion canxi. Ăn mặn cũng sẽ làm tăng sự bài tiết natri và canxi vào nước tiểu, làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

- Thực phẩm giàu axit oxalic

Khi có nhiều axit oxalic trong cơ thể, nó sẽ làm giảm tác dụng của các nguyên tố vi lượng. Sự kết hợp của axit oxalic với canxi tạo ra canxi oxalat, có thể gây kết tủa, lắng đọng tạo thành sỏi ở các cơ quan tiết niệu, gan mật, tụy.

Một số loại thực phẩm có hàm lượng axit oxalic cao như bắp cải, rau muống, măng ngâm… Nếu ăn một lượng vừa phải sẽ không có vấn đề gì, nhưng nếu ăn quá nhiều cần phải bổ sung nước để đào thải chúng ra ngoài, tránh việc hình thành sỏi thận.

Theo QQ, Sina

PHAN HẰNG

Đề xuất điện một giá: Người dùng ít điện sẽ bị thiệt?

 (Dân sinh) - Bộ Công Thương chính thức đưa ra dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để sửa đổi Quyết định 28/2014. Dự thảo đưa ra giá bán lẻ điện một giá bên cạnh phương án tính giá 5 bậc thang. Người tiêu dùng lo lắng, nếu áp dụng bán điện 1 giá như đề xuất, gánh nặng sẽ đè lên người nghèo.


Theo đó, 2 phương án biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt được Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến, gồm: Phương án 1, ghép bậc 1 và bậc 2 hiện hành thành bậc 1 mới (từ 0-100 kWh), giá bậc 1 mới được giữ nguyên bằng bậc 1 hiện hành; giữ nguyên giá cho các hộ có mức sử dụng điện phổ biến từ 101-200 kWh; ghép các bậc từ 201-300 kWh với 301-400 kWh thành bậc mới; tách bậc thang trên 401 kWh thành 2 bậc mới: 401-700 kWh và trên 700 kWh.

Phương án 2, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc như trên và giá bán lẻ điện một giá. Khách hàng sử dụng điện được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá. Trong đó, giá 4 bậc đầu tiên của biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc tại phương án 1 được giữ nguyên để không tác động đến các hộ sử dụng ở mức dưới 700 kWh là các khách hàng có mức thu nhập thấp hoặc trung bình.

Theo Bộ Công Thương, các phương án sửa đổi nêu trên nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại chính hiện nay của biểu giá điện, theo hướng phù hợp hơn với thực tế sử dụng điện của các khách hàng hiện nay. Ông Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, không nên đưa ra 2 mức tính bằng 145% và 155% mức giá bán lẻ điện bình quân như dự thảo. Bởi mức giá này ở sát với mức cao của biểu giá bậc thang, chứ không phải trung bình bậc 3. Điều này sẽ khiến những người dùng ít điện bị chịu thiệt.

Có thể xem xét từ 5 bậc, giảm xuống một phương án biểu giá điện 3 bậc thang trước khi chuyển ngay xuống một giá. Điện một giá trước sau gì chúng ta cũng phải tính đến khi hoàn thiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, nhưng từ đây đến khi đó còn mấy năm nữa. Do vậy, thời điểm này chưa thích hợp để áp dụng điện một giá, ông Long cho hay.

Theo ý kiến của ông Long, phương án 3 bậc sẽ bao gồm: bậc 1 từ 1-100kWh cho những gia đình khó khăn ở mức giá được hỗ trợ, bậc tiếp theo từ 101- 499 kWh với mức giá bình quân, còn lại khách hàng trên 500 kWh thì sẽ phải giá cao hơn, bởi đây là mức dùng nhiều với các hộ khá giả.

Về phía Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội cho hay, phương án điện 1 giá sẽ giúp người tiêu dùng có thêm quyền lựa chọn nhưng là nằm vào số ít, khoảng 20-30% với sử dụng lượng điện cao thì có lợi. Nhưng người tiêu dùng mức thấp chiếm 70-80% sẽ thiệt thòi nếu chọn phương án này do áp dụng đồng giá, dù dùng ít hay dùng nhiều.

Đánh giá về đề xuất tính tiền điện một giá, chị Nguyễn Thị Thu Hiền (Hà Đông, Hà nội) chỉ ra rằng: "Nếu áp dụng tính tiền điện 1 giá, các hộ gia đình nhỏ lẻ vốn dùng điện ít sẽ phải trả tiền điện cao hơn so với trước. Hiện tại, trung bình mỗi tháng sử và phải trả số tiền 342.738 đồng. Nhưng nếu theo giá mới 2.703 đồng/kWh (giá thấp trong khung đề nghị) thì nhà tôi phải trả là 505.410 đồng. Tính ra hộ gia đình nhỏ lẻ như tôi sẽ chịu thiệt 47% so với giá điện cũ. Rõ ràng, với cách tính tiền điện 1 giá, gánh nặng sẽ đè lên vai người thu nhập thấp. Như thế, đa số người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng. Điện là mặt hàng không thể thiếu trong sinh hoạt, nên giá cả hợp lý sẽ góp một phần giúp đời sống nhân dân bớt khó khăn. Nếu tính tiền điện giá, tôi đề nghị đưa ra mức giá thấp hơn".

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, áp dụng điện 1 giá, ngoài việc chỉ có một phần nhỏ người tiêu dùng có lợi thì cũng không tạo ra áp lực để khuyến khích tiêu dùng tiết kiệm điện trong bối cảnh nguồn cung điện đang gặp khó.

Là một khách hàng của ngành điện, anh Đỗ Mạnh Hưng (Vinh, Nghệ An) cho rằng, giá bán lẻ điện bình quân hiện là 1.864 đồng/kWh ý nghĩa của nó là người sử dụng nhiều sẽ bù cho người sử dụng ít để có giá bình quân đồng nghĩa với giá bán điện một giá. Nhưng khi đề xuất bán điện 1 giá, giá bán điện một giá cao hơn giá bán điện bình quân tới 155%. "Từ trước đến nay, tôi vẫn nghĩ giá bán điện cho người dùng nhiều sẽ bù cho người sử dụng ít điện để khuyến khích tiết kiệm điện. Tuy nhiên, với đề xuất giá bán điện mới của Bộ Công thương, tôi thấy giá bán điện sinh hoạt của các hộ dân đang phải bù cho giá bán điện đối tượng khác: kinh doanh, sản xuất, hành chính…. Trong khi đó, lẽ ra sản xuất, kinh doanh lời ăn lỗ chịu, hành chính sự nghiệp được hạch toán vào chi phí. Vì vậy, nếu điều chỉnh giá điện phải điều chỉnh lại giá bán điện cho nhóm đối tương sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp thay cho việc điều chỉnh giá bán điện sinh hoạt", anh Hưng nhấn mạnh.

K.VÂN

Chủ tịch Quốc hội: 'Tôi từng bị mất sổ hộ khẩu, làm lại rất vất vả, khai tới khai lui'

 

Chủ tịch Quốc hội: 'Tôi từng bị mất sổ hộ khẩu, làm lại rất vất vả, khai tới khai lui'

TTO - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ như vậy và nói "Cái gì thuận tiện cho nhân dân, hiện đại thì ta làm. Đừng luyến tiếc thủ tục hành chính quá rườm rà".


Sáng nay 10-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp để thảo luận một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật cư trú (sửa đổi).

Theo chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, việc đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân từ cách thức thủ công, truyền thống bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú... sang quản lý số hóa qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện đại hóa quản lý nhà nước, thuận lợi cho người dân.

Thường trực Ủy ban Pháp luật chỉ ra hiện vẫn có gần 30 thủ tục hành chính ở cấp bộ đang yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và các giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

"Trong khi đó, một số điều kiện kỹ thuật bảo đảm việc kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia chuyên ngành với cơ quan, bộ, ngành, địa phương vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và phải cần một số năm nữa mới có thể hoàn thành", ông Tùng cho hay.

Vì vậy, Ủy ban Pháp luật cho rằng cần có quá trình chuyển tiếp, đến năm 2025 mới chấm dứt sự tồn tại của sổ hộ khẩu. Ủng hộ đề xuất này, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng việc này giống như thu phí giao thông, hiện vẫn có hai làn, một dành cho thu phí không dừng và một dành cho thu vé truyền thống.

Phát biểu tại cuộc họp, bộ trưởng Bộ Công an - đại tướng Tô Lâm đề nghị giữ nguyên phương án Chính phủ trình là Luật cư trú (sửa đổi) có hiệu lực từ 1-7-2021, không quy định thời gian chuyển tiếp tới năm 2025.

"Nếu vẫn lưu lại sổ hộ khẩu cho tới năm 2025 là không phù hợp, không thực tế. Chủ tịch Quốc hội cũng đã nói rồi, đây là sự thay đổi rất căn bản, là mong muốn của nhân dân, các công dân. Bây giờ lại kéo dài thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa thì quyết tâm thực hiện cái này không cao", bộ trưởng công an bày tỏ.

Hoan nghênh quyết tâm của Bộ Công an, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng trong khi các nước trên thế giới đã bỏ sổ hộ khẩu mà ta vẫn giữ đến nay là quá lâu.

"Cái nào tiến bộ hơn, văn minh hơn, hiện đại hơn thì ủng hộ. Thủ tục định ra mà lạc hậu rồi thì phải bỏ, phải cải cách, tại sao cứ bám những cái cũ? Giảm bớt thủ tục cho dân nhờ. Cái gì thuận tiện cho nhân dân, hiện đại thì ta làm. Đừng luyến tiếc thủ tục hành chính quá rườm rà. Tôi từng bị mất sổ hộ khẩu, làm lại vất vả, khai tới khai lui", bà Kim Ngân nói.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết trong quá trình thực hiện sẽ tiếp tục cải tiến. Hiện tại thẻ căn cước công dân mới có mấy chục trường thông tin quản lý, tiến tới có thể phối hợp để tích hợp các trường như bảo hiểm y tế, bằng lái xe... Với sự hỗ trợ của công nghệ, một cá nhân chỉ cần một thẻ là biết hết thông tin mà không cần nhiều giấy tờ.