Nhà đất TP.HCM: Khu vực ven trung tâm tiếp tục nóng

Theo khảo sát khoảng 200.000 tin đăng bán nhà đất tại Tp.HCM trên Chợ Tốt quý I/2018, mặc dù lượng tin đăng giảm gần 23% và giá nhà đất cũng giảm nhẹ khoảng 4%, nhưng quận 2, huyện Củ Chi và huyện Bình Chánh ghi nhận sự khởi sắc.

Quận 12 được quan tâm nhiều nhất

Tỉ lệ tin đăng bán theo khu vực không có sự thay đổi đáng kể, trong đó các quận nội thành vẫn chiếm đa số với hơn 64% tổng lượng tin đăng, tiếp theo là trung tâm nội thành và các quận ngoại thành lần lượt chiếm 20,2% và 15,4%.

So với quý IV/2017, 3 quận được quan tâm nhiều nhất vẫn là 3 quận ở khu vực nội thành: Quận 12, quận Gò Vấp và quận Bình Tân. Tuy nhiên, quận 12 đã “soán ngôi" quận Gò Vấp để trở thành quận được quan tâm nhiều nhất trong quý này vì khởi công nhiều dự án phát triển về giao thông hạ tầng, trong đó không thể không kể đến dự án hầm chui An Sương được khởi công từ đầu năm 2018 và dự án giao thông nhánh N1 và N2 dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2018.




Khu vực ven trung tâm tăng giá mạnh

Theo thống kê, giá nhà đất các khu vực ven đô, chủ yếu là khu vực Tây và Tây Bắc có sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể, huyện Củ Chi tăng 31% từ 5,7 triệu/m2 lên đến 7,5 triệu/m2 và huyện Bình Chánh tăng 27.5% từ 11,3 triệu/m2 lên 14,5 triệu/m2. Khu vực Đông Sài Gòn cũng tiếp tục tăng, đặc biệt quận 2 tăng 29% từ 49,6 triệu/m2 lên 64 triệu/m2.

Trong khi đó, giá nhà đất khu vực nội thành giảm đáng kể, tiêu biểu như quận Gò Vấp giảm 13% từ 57 triệu/m2 xuống 49,6 triệu/m2.




Gợi ý mua nhà theo phân khúc

Về tổng quan, quỹ đất trung tâm nội thành hạn hẹp và đã được khai thác triệt để nên thành phố đang ưu tiên phát triển hạ tầng về các khu vực vùng ven. Vì vậy, các quận ven trung tâm, đặc biệt là khu vực phía Đông, phía Tây hoặc Tây Bắc TP.HCM trở thành tâm điểm đầu tư vì có tỉ lệ hoàn vốn tốt.

Trong đó, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè hay Bình Tân đang trở thành xu hướng mua nhà đầu tư với tỉ lệ hoàn vốn lên đến 7,9%/năm. Dự báo tỉ lệ này sẽ còn tiếp tục tăng do giá nhà đất ở các huyện này vẫn trên đà tăng trưởng nhờ các dự án nâng cấp hạ tầng như tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), số 4 (đại lộ Nguyễn Văn Linh - Cầu Bến Cát, Thạnh Xuân) giúp kết nối thông suốt từ khu vực phía Tây sang khu vực phía Đông và nội thành.

Các quận khu vực phía Đông như quận 2, Thủ Đức vẫn tiếp tục được quan tâm khi có tỉ lệ hoàn vốn ổn định trong khoảng 4,6% đến 6,6%. Vì là khu vực tập trung nhiều công trình giao thông trọng điểm như dự án Metro, dự án giao thông vành đai 2, hầm sông Sài Gòn,... nên giá nhà đất tại hai quận này đang có xu hướng tăng trong thời gian sắp tới.


Ghi chú: Giá trong bài viết phản ánh giá đăng bán và cho thuê nhà đất bình quân của hơn 200.000 tin rao, không phản ánh giá giao dịch cuối cùng của nhà đất.

Nỗi lo vốn vẫn đang ngầm chảy vào bất động sản

Từ đầu năm 2018, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản 563/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh; hạn chế tập trung tín dụng với lĩnh vực bất động sản (BĐS), xây dựng… Đặc biệt, bắt đầu từ ngày 1.1.2018, theo Thông tư 19/2017/TT-NHNN, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn chỉ còn 45%.



Đây đều là các biện pháp mà NHNN đặt ra để “siết” dòng vốn chảy vào lĩnh vực BĐS. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang sốt nóng, đã dấy lên lo ngại vốn tín dụng vẫn đang chảy mạnh vào lĩnh vực này khi tỷ lệ tín dụng trung, dài hạn tính dự kiến đến hết quý 3.2018 đang chiếm tới 53,2% tổng tín dụng.

Bất động sản hút vốn trung và dài hạn?

Báo cáo mới đây của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) đưa ra nhận định, trong tháng 1 tăng trưởng tín dụng chững lại do yếu tố mùa vụ. Cơ cấu tín dụng giữ xu hướng tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn và tập trung vào tín dụng tiêu dùng.

Trong đó, cho vay ngành công nghiệp, xây dựng chiếm khoảng 22,1%; cho vay đối với hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình chiếm 16,5%; cho vay ngành nông lâm thủy sản chiếm khoảng 8%; cho vay kinh doanh BĐS và xây dựng khoảng 16,1%; cho vay tiêu dùng chiếm khoảng 18,3%.

Hết quý I, tín dụng toàn hệ thống ước tăng khoảng 3,5% so với cuối năm 2017, thấp hơn mức tăng 4,3% của cùng kỳ 2017. Song đáng chú ý là tín dụng ngắn hạn trong cả quý giảm, còn tín dụng trung, dài hạn lại tăng. Cụ thể, tín dụng trung và dài hạn tăng 4,3%, tín dụng ngắn hạn chỉ tăng 2,6%.

Tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn chiếm khoảng 53,2% tổng tín dụng (cuối năm 2017 là 52,8%) là điều đáng mừng khi dòng vốn đi vào đầu tư và sản xuất. Nhưng thời gian gần đây, cùng lúc thị trường BĐS nóng sốt, tín dụng trung và dài hạn lại đảo chiều tăng nhanh, dấy lên lo ngại vốn NH đang chảy vào lĩnh vực này.

Số liệu thống kê của NHNN chi nhánh TP.HCM cho thấy, thời điểm hiện tại, cho vay chính thức với lĩnh vực BĐS đã chiếm 10,8% tổng dư nợ cho vay tín dụng. Với tỷ lệ này, cho vay BĐS trên địa bàn đã cao hơn dư nợ BĐS bình quân của cả nước khoảng 4,3%. Chưa kể, ngoài cho vay chính thức, trên địa bàn TP.HCM còn có khoảng 28% số tiền vay liên quan đến BĐS dưới danh nghĩa các khoản vay tiêu dùng.

Bởi vì lĩnh vực tín dụng này ước tăng 65%, chủ yếu cho vay với mục đích mua, sửa chữa nhà ở tiếp tục chiếm tỷ trọng chính và là lĩnh vực tăng trưởng mạnh nhất với 52,9%. Còn cho vay mua trang thiết bị gia đình tăng 6,5%, chiếm 15,3% tỷ trọng, cho vay mua phương tiện đi lại tăng 35,2% và chiếm 8,3%.

Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, thông thường, nhu cầu vốn trung, dài hạn chủ yếu từ các hoạt động như cho vay dự án đầu tư tài sản cố định, đầu tư xây dựng các dự án BĐS, vay mua nhà hoặc vay tiêu dùng… Nếu nguồn vốn tín dụng trung, dài hạn này rót vào các dự án đầu tư tài sản cố định sẽ là dấu hiệu tích cực.

Ngược lại, nếu như nguồn vốn này phục vụ thực hiện các dự án mới, hoặc cho vay cá nhân mua nhà, sửa nhà… lại là dấu hiệu đáng lo ngại, khi mà thị trường BĐS thời gian qua có dấu hiệu tăng nóng lại và tiềm ẩn rủi ro một “bong bóng” mới.

“Chiếc bánh ngon” của ngân hàng

Chuyên gia tài chính, TS Trương Huy Mai – RMIT cho rằng, mặc dù cho vay BĐS đang bị siết lại thông qua các chính sách của NHNN, nhưng lĩnh vực BĐS chắc chắn vẫn hút vốn nhiều.

Bên cạnh đó, tín dụng cho vay để xây dựng tạo ra BĐS, hoặc liên quan đến BĐS cũng chiếm khối lượng rất lớn. NHNN chưa công bố thông tin về tỷ trọng này nhưng việc liên tục cảnh báo và siết vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, cho thấy NHNN cũng đang lo ngại rủi ro.

Bởi các NH luôn rất mặn mà cho vay BĐS vì có tài sản thế chấp, nhu cầu vốn lớn và lãi suất có thể cao hơn cho vay sản xuất kinh doanh, nhất là né sang cho vay tiêu dùng. Do đó, chỉ cần có cơ hội, các NH sẽ cho vay nhiều đối với BĐS. Khi có quá nhiều tiền chảy vào lĩnh vực này sẽ đẩy giá BĐS tăng.

Đơn cử như hiện nay ưu đãi cho cá nhân vay mua nhà hiện nay cũng được triển khai dày đặc với lãi suất chỉ từ 7%/năm, cho vay lên đến 80% giá trị tài sản đảm bảo và thời hạn vay lên đến 20 năm. Đặc biệt, nhiều NH còn tung ra gói cho vay với giá trị lên đến hàng ngàn, thậm chí chục ngàn tỷ đồng và đối tượng được hầu hết nhà băng nhắm đến là người mua nhà. Như vậy, có thể thấy, nguồn vốn NH dưới nhiều hình thức vẫn đang chảy vào lĩnh vực BĐS.

Để giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động cho vay của các NH, tháng 1.2018, NHNN đã ban hành văn bản yêu cầu các NH hạn chế tập trung vốn cho vay vào lĩnh vực BĐS, xây dựng, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản.


Bên cạnh đó, NHNN cũng nhắc nhở, với lĩnh vực vay tiêu dùng, các NH phải kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt hồ sơ, đặc biệt là các điều kiện vay vốn để hạn chế rủi ro phát sinh.

Đặc biệt, các NH phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn, tránh cho vay tiêu dùng nhưng thực chất là để đầu tư, kinh doanh BĐS, chứng khoán. Điều này cho thấy, NHNN cũng đã chú ý đến việc siết cả hai đầu vốn đối với lĩnh vực BĐS.

Nhưng xem ra giải pháp của NHNN vẫn chưa thật sự tạo ra sức ép đủ mạnh bởi trong 5 năm gần đây, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên liên tục giảm nên các NH vẫn chuộng đưa vốn vào những lĩnh vực có lãi suất cao để nâng cao lợi nhuận.

TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cảnh báo, đang có hiện tượng ngân hàng “đẩy” tín dụng tiêu dùng (trong đó có tín dụng bất động sản) sang công ty tài chính và điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Năm 1997, tại Trung Quốc và Thái Lan, hàng loạt công ty tài chính (kể cả cho vay tiêu dùng lẫn cho vay bất động sản) đã đổ bể. NHNN cần sớm cần phải xem xét lại về mặt số liệu cho vay tiêu dùng.

Ngoài ra, cũng cần phải định nghĩa đúng về cho vay tiêu dùng. Không nên tính cho vay mua nhà vào cho vay tiêu dùng, bởi đây là một khoản đầu tư, chứ không hẳn là khoản tiêu dùng. Riêng vay để sửa hay thuê nhà ở có thể được tính là vay tiêu dùng.

Về lâu dài, cần bóc tách cho vay mua nhà ra khỏi cho vay tiêu dùng để cơ quan quản lý dễ nhận diện rủi ro hơn, ông Nghĩa nên quan điểm.

15 câu nói của nhà văn Paulo Coelho sẽ thay đổi đời bạn

Paulo Coelho là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết và đặt lời nhạc người Brazil. Ông là một trong những tác giả có sách được nhiều người đọc nhất trên thế giới. Cuốn sách "Nhà giả kim" của ông đã bán được hơn 65 triệu bản trên toàn thế giới và trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất trong lịch sử. Những câu nói dưới đây của ông sẽ thay đổi góc nhìn và thái độ sống của bạn. Không mất nhiều thời gian để đọc hết những câu trích dẫn này nhưng đừng đọc lướt mà hãy dừng lại ở mỗi câu và suy ngẫm thật kĩ. Đánh dấu chúng lại và sử dụng như một cuốn cẩm nang sống, bạn sẽ nhận ra cuộc đời mình thay đổi như thế nào.

Khi bạn khao khát một điều gì đó, cả vũ trụ sẽ hợp lực giúp bạn đạt được điều đó.

And when you want something, all the universe conspires in helping you to achieve it.


Khi chúng ta nỗ lực để trở nên tốt đẹp hơn, mọi thứ xung quanh chúng ta cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

When we strive to become better than we are, everything around us becomes better too.


Cuộc sống có cách riêng để thử thách ý chí của một người, có thể là để mọi chuyện xảy ra cùng một lúc hoặc chẳng có chuyện gì xảy ra cả.

Life has a way of testing a person's will, either by having nothing happen at all or by having everything happen at once.


Một ngày khi bạn thức giấc, bạn sẽ thấy mình chẳng còn thời gian để làm những gì mình vẫn luôn mong muốn nữa. Hãy bắt tay thực hiện ngay hôm nay.

One day you will wake up and there won't be any more time to do the things you've always wanted. Do it now.


Hãy dũng cảm lên. Sẵn sàng đón nhận rủi ro. Không gì có thể thay thế được trải nghiệm cả.

Be Brave. Take Risks. Nothing can substitute experience.


Nếu bạn muốn thành công, hãy tôn trọng một quy luật: Đừng bao giờ nói dối chính mình.

If you want to be successful, you must respect one rule – Never lie to yourself.


Quá trình khám phá bản thân sẽ buộc chúng ta phải chấp nhận rằng ta có thể đi xa hơn những gì ta vẫn nghĩ.

The act of discovering who we are will force us to accept that we can go further than we think.


Bí mật của cuộc sống là dù bạn có ngã 7 lần thì hãy đứng dậy 8 lần.

The secret of life is to fall seven times and to get up eight times.


Đừng phí thời gian giải thích, mọi người chỉ nghe những gì họ muốn nghe mà thôi.

Don't waste your time with explanations, people only hear what they want to hear.


Đừng đầu hàng nỗi sợ của mình. Nếu không, bạn sẽ chẳng thể nói chuyện với trái tim mình được nữa.

Don't give in to your fears. If you do, you won't be able to talk to your heart.


Vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống, chúng ta không thể kiểm soát được những gì đang diễn ra với mình và định mệnh sẽ nắm trong tay quyền hành. Đó là lời nói dối vĩ đại nhất thế giới.

At a certain point in our lives, we lose control of what's happening to us, and our lives become controlled by fate. That's the world's greatest lie.


Chỉ có một lý do khiến giấc mơ không thể trở thành sự thực: đó là nỗi sợ thất bại.

There is only one thing that makes a dream impossible to achieve: the fear of failure.


Khi bạn cứ lặp đi lặp lại sai lầm của mình thì nó không còn là sai lầm nữa, nó là quyết định của bạn.

When you repeat a mistake, it is not a mistake anymore: it is a decision.


Vào mọi thời điểm trong đời, mọi người đều có thể làm những điều mà họ vẫn luôn mơ ước.

People are capable at any time in their lives, of doing what they dream of.


Chính khả năng một giấc mơ có thể trở thành hiện thực khiến cho cuộc sống trở nên thú vị.

It's the possibility of having a dream come true that makes life interesting.


Tác giả: Alex Palmiere

Lễ ra mắt Giải bóng đá hạng Nhì – Cúp Vietfootball 2018

Chiều 13/03 tại Hội trường tầng 3, tòa nhà 25T2 Hoàng Đạo Thúy đã long trọng diễn ra buổi lễ ra mắt Giải bóng đá hạng Nhì – Cúp Viet football 2018 do Công ty Cổ phần Bóng đá Việt tổ chức.

Sau 5 mùa giải tổ chức Giải bóng đá phong trào Ngoại hạng – Cúp bia Saigon Special, 2 mùa tổ chức Giải bóng đá phong trào hạng Nhất, Viet football đã cho ra mắt Giải bóng đá hạng Nhì – Cúp Viet football lần thứ nhất 2018.

Theo đó, Giải bóng đá hạng Nhì – Cúp Viet football được tổ chức với sự tham dự của 15 đội bóng từng góp mặt ở HPL, hạng Nhất và vòng play-off hạng Nhất 2016 cùng với hàng loạt đội bóng mới đăng ký tham dự. Ngoài các đội ở Hà Nội, giải hạng Nhì 2018 chào đón 2 đại diện của Hạ Long (Luxury Hạ Long) và Thanh Hóa.

Hội trường tổ chức Lễ ra mắt được chuẩn bị kỹ lưỡng, chuyên nghiệp

TGĐ Vietfootball Phạm Ngọc Tuấn cho biết, sở dĩ BTC quyết định không cần làm tròn con số 16 để chia làm 4 bảng mà giữ 15 đội vì căn cứ vào số hồ sợ đăng ký của các đội gửi tham dự giải. Có những đội bóng đã đăng ký chưa đáp ứng được yêu cầu nên Vietfootball cũng đưa ra quan điểm không nhất thiết phải gồng lên làm tròn số.

Bên cạnh đó, Viet football cũng đưa ra quan điểm rằng: “Tiêu chí xây dựng sân chơi và lời hứa từ BTC, giống như những gì chúng tôi đã làm ở 5 mùa HPL và 2 mùa hạng Nhất. Chúng tôi sẽ làm tất cả để xứng đáng với công sức, tiền bạc và đam mê của các đội bóng đã đến với sân chơi này. Chúng tôi muốn hướng đến một giải đấu mà tất cả mọi người đều được chơi và tận hưởng”.


Tuy là giải phong trào nhưng được tổ chức rất chuyên nghiệp

TTK Liên đoàn bóng đá Hà Nội Phan Anh Tú tại lễ công bố giải bóng đá hạng Nhì-cúp Vietfootball lần 1-2018 tại Hà Nôi ngày 13/3
Với muốn nhân rộng mô hình HPL ra cả nước mà trước mắt năm 2018 này sẽ có một HPL ở TPHCM và miền Trung. Tại Hà Nội, hệ thống sẽ có giải hạng Nhì và trong tương lai gần sẽ có thêm nhiều hạng đấu bên dưới nữa, dành cho nhiều đối tượng đam mê, có nhu cầu chơi bóng. Nhà báo Dương Thanh Liêm, Phó TGĐ Vietfootball cho biết, để giải đấu thực sự là sân chơi cho các cầu thủ phong trào, BTC đã quy định ở giải đấu này, các CLB không sử dụng cầu thủ chuyên nghiệp.

Theo ông Phan Anh Tú – Trưởng ban bóng đá nữ VFF, dù là giải phong trào nhưng có nhiều thứ, giải đấu này khiến bóng đá chuyên nghiệp cũng phải thèm. “Chúng tôi đánh giá cao Viet football tổ chức các sân chơi phong trào chuyên nghiệp. Số lượng đội ở HPL, hạng Nhất, hạng Nhì ngày càng đông hơn theo hình tháp. Đây là điều rất tốt mà ngay cả bóng đá chuyên nghiệp cũng chưa làm được. Có một điều đáng chú ý là hầu như các đội đến tham dự tự nguyện, để chơi để đóng góp với và cống hiến cho giải đấu phong trào này”-ông Phan Anh Tú cho biết.

Ông Phan Anh Tú cũng cho rằng, giải đấu sẽ hấp dẫn, có các bàn thắng đẹp, những pha ăn mừng còn hấp dẫn…hơn cả U23 Việt Nam của HLV Park Hang Seo.

Giải thưởng cho các đội đoạt vị trí nhất, nhì và ba (2 đội) lần lượt là 20 triệu đồng, 10 triệu đồng và 5 triệu đồng. BTC đồng thời trao giải Cầu thủ xuất sắc nhất, Thủ môn xuất sắc nhất, Vua phá lưới, giải phong cách.

TIỂU PHÙNG

tienphong.vn