TÚI GẠO CỦA MẸ!

Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha qua đời vì cơn bạo bệnh. Hai mẹ con tự tay mình mai táng cho người chồng, người cha vắn số.

Người mẹ góa bụa ở vậy, chị quyết không đi bước nữa. Chị biết, bây giờ chị là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình. Chị cặm cụi, chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp, tài sản quý giá nhất của hai mẹ con chị. Ngày qua ngày, năm nối năm, những tấm giấy khen của cậu con trai hiếu học dán kín cả bức tường vôi nham nhở. Nhìn con trai ngày một lớn lên, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, nước mắt bỗng lăn trên gò má chị.
tui gao cua me
Đi khắp thế gian - không ai tốt bằng mẹ


Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào trường cấp ba trọng điểm của thành phố. Gánh nặng lại oằn lên vai người mẹ. Thế nhưng không may thay, khi giấy báo trúng tuyển về đến tay cậu cũng là lúc mẹ cậu ngã bệnh. Căn bệnh quái ác làm chị liệt nửa chi dưới. Vốn là lao động chính của gia đình, giờ chị chẳng thể đi lại bình thường như xưa nữa nói chi đến chuyện làm nông. Cậu bé vốn hiểu chuyện, thương mẹ vất vả, cậu xin nghỉ học:

- Mẹ này, con nghỉ học thôi, ở nhà làm ruộng thay mẹ. Đi học, tiền đâu mà đóng học phí, tiền sinh hoạt phí, lại còn một tháng nộp 15 cân gạo nữa, nhà mình biết lấy đâu ra.


- Có thế nào con cũng không được bỏ học. Con là niềm tự hào của mẹ. Chỉ cần con chăm chỉ học hành, còn những việc khác, con không phải bận tâm.


Hai mẹ con tranh luận rất lâu, cậu kiên quyết không đi học nữa vì không muốn mẹ mình khổ. Cậu trở nên ngang bướng và lì lợm. Phải đến khi nóng nảy quá không kiềm chế được, mẹ cậu giơ tay tát cậu một cái vào má, cậu mới sững người lại. Đây là cái tát đầu tiên trong đời cậu con trai mười sáu tuổi. Mẹ cậu ngồi thụp xuống đất và khóc nức nở…


Nghe mẹ, cậu khăn gói vào trường nhập học. Lòng cậu nặng trĩu. Người mẹ đứng lặng hồi lâu, nhìn bóng con trai khuất dần…


Ít lâu sau, có một người mẹ lặc lè vác bao tải dứa, chân thấp chân cao đến phòng giáo vụ. Chị nộp gạo cho con trai. Chị là người đến muộn nhất. Đặt bao gạo xuống đất, chị đứng thở hổn hển một hồi lâu rồi nem nép đi vào.


Thầy Hùng phòng giáo vụ nhìn chị, nói:


- Chị đặt lên cân đi. Mở túi gạo ra cho tôi kiểm tra.


Chị cẩn thận tháo túi.


Liếc qua túi gạo, hàng lông mày của thầy khẽ cau lại, giọng lạnh băng:


- Thật chẳng biết nên nói thế nào. Tôi không hiểu sao các vị phụ huynh cứ thích mua thứ gạo rẻ tiền đến thế cho con mình ăn. Đấy, chị xem. Gạo của chị lẫn lộn đủ thứ, vừa có gạo trắng vừa có gạo lức lẫn gạo mốc xanh đỏ, cả cám gạo nữa, đây còn có cả ngô nữa… Thử hỏi, gạo thế này, chúng tôi làm sao mà nấu cho các em ăn được. Thầy vừa nói vừa lắc đầu.


- Nhận vào.


Thầy nói, không ngẩng đầu lên, đánh dấu vào bảng tên của học sinh.


Mặt người mẹ đỏ ửng lên. Chị khẽ khàng đến bên thầy nói:


- Tôi có 50.000 đồng, thầy có thể bổ sung vào thêm cho cháu để phụ tiền sinh hoạt phí được không thưa thầy?


- Thôi, chị cầm lấy để đi đường uống nước.


Thầy nói và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn người phụ nữ tội nghiệp đang loay hoay, khổ sở, mặt đỏ ửng lên, chân tay thừa thải vì chẳng biết làm thế nào. Chị chào thầy rồi lại bước thấp bước cao ra về.




Liệu bạn có nhận thấy, điều mà con người cần nhất trên thế gian này không phải danh vọng, không phải tiền bạc, không phải nhà cửa, không phải đất đai…



Đầu tháng sau, chị lại đến nộp gạo cho con trai. Thầy lại mở túi gạo ra kiểm tra rồi lại cau mày, lắc đầu. Thầy có vẻ lạnh lùng, ác cảm:

- Chị lại nộp loại gạo như thế này sao? Tôi đã nói phụ huynh nộp gạo gì, chúng tôi cũng nhận, nhưng làm ơn phân loại ra, đừng trộn chung như thế này. Chúng tôi làm sao mà nấu cơm cho ngon để các em ăn được? Chị nghĩ thử xem, với loại gạo hổ lốn thế này, liệu chúng tôi có thể nấu cơm chín được không? Phụ huynh như các chị không thấy thương con mình sao?


- Thầy thông cảm. Thầy nhận cho, ruộng nhà tôi trồng được chỉ có thế! Người phụ nữ bối rối.


- Thật buồn cười cái nhà chị này! Một mảnh ruộng nhà chị có thể trồng đến hàng trăm thứ lúa thế sao? Nhận vào! Giọng thầy gằn từng tiếng và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn chị.


Người mẹ im bặt, mặt chị trở nên trắng bệch, nhợt nhạt. Chị lí nhí cảm ơn thầy rồi lại lặng lẽ bước thấp, bước cao ra về. Dáng chị liêu xiêu, đổ vẹo trong cái nắng trưa hầm hập như đổ lửa.


Lại sang đầu tháng thứ ba của kỳ nộp gạo. Chị lại đến. Vẫn dáng đi xiêu vẹo, mồ hôi mướt mải trên trán, ướt đẫm lưng áo của người mẹ trẻ. Bao gạo nặng dường như quá sức với chị.


Thầy lại đích thân mở túi gạo ra kiểm tra. Lần này, nét giận dữ in hằn trên mặt thầy. Thầy rành rọt từng tiếng một như nhắc để người phụ nữ ấy nhớ:


- Tôi đã nói với chị thế nào. Lần này tôi quyết không nhân nhượng chị nữa. Chị làm mẹ mà sao ngoan cố không thay đổi thế này. Chị mang về đi. Tôi không nhận!


Người mẹ thả phịch bao gạo xuống đất. Dường như bao nỗi ấm ức, đau khổ và bất lực bị dồn nén bao ngày đột nhiên bừng phát. Chị khóc. Hai hàng nước mắt nóng hổi, chan chứa trên gương mặt sớm hằn lên nét cam chịu và cùng quẫn. Có lẽ, chị khóc vì tủi thân và xấu hổ. Khóc vì lực bất tòng tâm.


Thầy Hùng kinh ngạc, không hiểu đã nói gì quá lời khiến cho người phụ nữ trẻ khóc tấm tức đến thế.


Chị kéo ống quần lên để lộ ra đôi chân dị dạng. Một bên chân quắt queo lại.


- Thưa với thầy, gạo này là do tôi… Tôi đi ăn xin, gom góp lại bao ngày mới có được. Chẳng giấu gì thầy, chân cẳng tôi thế này, tôi làm ruộng thế nào được nữa. Cháu nó sớm hiểu chuyện, đòi bỏ học ở nhà giúp mẹ làm ruộng. Thế nhưng tôi kiên quyết không cho, kiên quyết không để con tôi thất học. Có học mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực này. Nhà chỉ có hai mẹ con, cha cháu mất sớm… Thầy thương tình, thầy nhận giúp cho. Không nộp gạo, con tôi thất học mất!


Người mẹ trẻ này đều đặn ngày nào cũng thế. Trời còn tờ mờ, khi xóm làng còn chưa thức giấc, chị lặng lẽ chống gậy, lê mình rời khỏi thôn. Chị đi khắp hang cùng,ngõ hẻm xóm khác xin gạo. Đi mãi đến tối mịt mới âm thầm trở về. Chị không muốn cho mọi người trong thôn biết.


Lần này người bị xúc động mạnh lại là thầy Hùng. Thầy đứng lặng hồi lâu rôi nhẹ nhàng đỡ chị đứng lên. Giọng thầy nhỏ nhẹ :


- Chị đứng lên đi, người mẹ trẻ! Chị làm tôi thực sự bất ngờ. Tôi đã có lời không phải với chị. Thôi thế này, tôi nhận. Tôi sẽ thông báo với trường về hoàn cảnh của em học sinh này, để trường có chế độ học bổng hỗ trợ cho học sinh vượt khó.


Người mẹ trẻ đột nhiên trở nên cuống quýt và hoảng hốt. Chị gần như chắp tay lạy thầy. Giọng chị van lơn:


- Xin thầy. Tôi có thể lo cho cháu, dù không đủ đầy như các bạn nhưng tôi lo được. Khổ mấy, vất vả mấy tôi cũng chịu được. Chỉ xin thầy đừng cho cháu hay chuyện này. Đây là bí mật của tôi, mong thầy giữ kín giùm cho.


Chị kính cẩn cúi đầu chào thầy như người mà chị mang một hàm ơn lớn, đưa tay quệt mắt rồi lại nặng nhọc, liêu xiêu ra về.


Lòng thầy xót xa.


Thầy Hùng đem câu chuyện cảm động này báo với hiệu trưởng. Ban giám hiệu trường giữ bí mật này tuyệt đối. Nhà trường miễn phí toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho cậu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này. Ngoài ra,học lực của cậu rất khá, đủ tiêu chuẩn nhận được học bổng của trường.


Cuối cấp, cậu dẫn đầu trong danh sách những học sinh xuất sắc của trường. Cậu thi đậu vào trường đại học danh tiếng nhất của Thủ Đô. Trong buổi lễ vinh danh những học sinh ưu tú, khi tên cậu được xướng lên đầu tiên, mẹ cậu lặng lẽ đứng ở một góc khuất, mỉm cười sung sướng.


Có một điều rất lạ rằng trên sân khấu hôm ấy, có ba bao tải dứa sù sì được đặt trang trọng ở một góc phía ngoài cùng, nơi mọi người có thể dể dàng nhìn thấy nhất. Ai cũng thắc mắc,không hiểu bên trong ấy chứa thứ gì.


Trong buổi lễ trang nghiêm ấy, thầy hiệu trưởng rất xúc động và kể lại câu chuyện người mẹ trẻ đi ăn xin nuôi con học thành tài.


Cả trường lặng đi vì xúc động. Thầy hiệu trưởng ra dấu cho thầy Hùng phòng giáo vụ đến mở ba bao tải ấy ra. Đó là ba bao gạo mà người mẹ với đôi chân tật nguyền lặn lội khắp nơi xin về.


Thầy nói:


- Đây là những hạt gạo mang nặng mồ hôi và nặng tình của người mẹ yêu con hết mực. Những hạt gạo đáng quý này, tiền, vàng cũng không thể mua nổi. Sau đây, chúng tôi kính mời người mẹ vĩ đại ấy lên sân khấu.


Cả trường lại một lần nữa lặng người đi vì kinh ngạc. Cả trường dồn mắt về phía người phụ nữ chân chất, quê mùa đang được thầy Hùng dìu từng bước khó nhọc bước lên sân khấu.


Cậu con trai cũng quay đầu nhìn lại. Cậu há hốc miệng kinh ngạc. Cậu không thể ngờ rằng người mẹ vĩ đại ấy không ai khác chính là người mẹ thân yêu của cậu.


- Chúng tôi biết, kể ra câu chuyện này sẽ khiến cậu học sinh ưu tú nhất trường bị chấn động rất mạnh về tâm lý. Thế nhưng, chúng tôi cũng mạn phép được nói ra vì đó là tấm gương sáng, tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ. Điều đó hết sức đáng quý và đáng được trân trọng vô cùng. Chúng tôi muốn thông qua câu chuyện cảm động này, giáo dục các em học sinh thân yêu của chúng ta về đạo đức và lối sống, về tình người và những nghĩa cử cao đẹp. Hôm nay, một lần nữa chúng ta vinh danh những người cha, người mẹ đã cống hiến, hy sinh cả đời mình vì tương lai con em…


Giọng thầy hiệu trưởng đều đều, ấm áp và hết sức xúc động. Tai cậu ù đi, cậu chẳng nghe thấy gì nữa cả,mắt cậu nhòe nước. Mẹ cậu đứng đó, gầy gò, khắc khổ, mái tóc đã sớm điểm bạc, mắt bà cũng chan chứa niềm hạnh phúc và ánh mắt ấm áp, yêu thương ấy đang hướng về phía cậu với cái nhìn trìu mến.


Người phụ nữ ấy run run vì chưa bao giờ đứng trước đám đông. Run run vì những lời tốt đẹp mà thầy hiệu trưởng đã giành cho mình. Với chị, đơn giản, tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la mà chị giành cho con trai. Chị không nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay đạo lý lớn lao ấy.


Cậu con trai cao lớn đứng vụt dậy, chạy lên ôm chầm lấy mẹ mà mếu máo khóc thành tiếng:


- Mẹ ơi! Mẹ của con…


mẹ yêu
Mẹ yêu

(ST)



Thế đấy, chẳng có tình yêu nào vô điều kiện và bao la như tình yêu của mẹ. Tôi đã từng cáu với mẹ khi mẹ không hiểu tôi, rằng mẹ không biết những gì tôi đang suy nghĩ, nhưng tôi có biết đâu, khi làm mẹ tôi mới thấu hiểu….




CÔ BÉ LỚP 2 và ĐIỀM BÁO TƯƠNG LAI

Tôi là cô bé lớp 2, 8 tuổi và tôi có giấc mơ về tương lai của mình. Tôi đã thấy mình ở tuổi 90 ngồi trên chiếc bành nhìn ra ô cửa và tôi phát hiện ra rằng....
co be lop 2 va diem bao tuong lai

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, điều hối tiếc nhất của mỗi con người khi đang chuẩn bị chạm vào vạch đích của cuộc đời không phải là những gì họ đã làm mà chính là những gì họ không làm, những rủi ro mà họ không dám vượt qua. Có buồn không khi cuộc đời này sắp kết thúc rồi mà chúng ta mới nhận ra mình chưa hề thực sự SỐNG.


Đây là cuộc đời của bạn, không của ai khác. Không phải quan tâm đến việc xã hội này, ba mẹ bạn, bạn bè của bạn, những kẻ xung quanh bạn muốn bạn sống ra sao mà quan trọng là bạn muốn mình sống như thế nào. Bạn mới là diễn viên chính của bộ phim cuộc đời mình.


Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao!

Điều làm nên sự khác biệt giữa người thành công và thất bại là sự kiên trì. Cô giáo dạy tôi về cây tre, khi bạn gieo hạt giống của nó xuống đất phải mất 5 năm để nó có thể trồi lên mặt đất có nghĩa là 5 năm của sự kiên nhẫn, chăm sóc và tưới tắm mỗi ngày. Nếu bạn bỏ một ngày thôi, ngay hôm sau nó sẽ chết. Nhưng một khi vươn ra khỏi lòng đất, sau 5 năm khổ cực ấy, chỉ trong 5 tuần thôi nó đã cao tới hàng chục mét. 



Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là con bướm sẽ phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được.




Thế nên hành trình của bạn không dễ dàng đâu. Phải mất thời gian chứ. Và nếu như bạn giống một cái cây như vậy, mọi người sẽ cười nhạo bạn. Bởi họ sẽ không thấy được cái mà bạn thấy. Họ nói rằng:"Cái đứa ngoài hành tinh kia đang làm gì vậy? Tại sao lại tưới nước cho mặt đất kia chứ?" Họ làm sao thấy được hạt giống của cây đang nằm trong tim bạn. Họ có mắt nhưng không thể nhìn thấu tất cả. Chỉ có bạn mới làm được điều đó mà thôi. Vậy họ cười cái gì cơ chứ. Những con người đó nói:" Thực tế chút đi!", "Đừng mơ hão nữa". Những sự thực tế đó là một lời bào chữa vụng về cho sự bi quan. Thế nên bạn cứ mặc kệ những ý kiến trái chiều. Cứ cho họ cười. 


Nhưng tôi đảm bảo, bạn sẽ thấy những con người thành công trong lịch sử họ từng để cho mọi người cười nhạo mình. Đừng lo lắng về danh tiếng của bạn. Bởi danh tiếng ấy là những gì họ nghĩ về bạn, về con người bạn là ai. Hãy thử liều một phen. Kiên nhẫn theo đuổi nó. Đừng có sống gỉa tạo nữa. Cứ làm đi. Làm cho bạn. Cho chính bạn mà thôi. Bởi vì bạn xứng đáng có được nó. Bạn không cần cố gồng mình đâu, hãy nắm lấy giấc mơ. Bạn không cần thành công ngay khi bắt đầu, hãy hãy bắt đầu để đạt được thành công.


Khi trở thành ông cụ bà cụ 90 tuổi, bạn muốn kể lại cuộc đời mình như thế nào?

-ST-

Chuyện cái cối xay - "Tony Buổi Sáng"

Tony thích dùng hàng hóa có nguồn gốc từ nông sản Việt, như uống nước trái cây của Le Fruit, và mới ăn thử Chocolate Vietnam do 2 bạn Tây ba lô sản xuất, thấy ngon muốn khóc.


Trong 1 lần du lịch sang nước ta, 2 cậu phát hiện ra Việt Nam trồng được cây ca-cao. Khác với cà phê có thể tự rang, tự xay để uống, thì từ hạt cacao, để làm thành sô-cô-la là quá trình hết sức phức tạp, phải ủ lên men mất mấy tháng, nên người trồng chẳng có giải pháp nào khác ngoài việc bán nguyên liệu thô. Thế rồi 2 cậu Tây quyết định ở lại, mày mò chế biến sô-cô-la thủ công như ở châu Âu thế kỷ trước. Và đặt tên theo vùng trồng, như Bến Tre hay Lâm Đồng….với hàm lượng cacao tinh chất gấp mấy lần loại sô-cô-la cao cấp nhất trên thị trường. Giờ thành công lắm, xuất khẩu đi nhiều nước.

Và các bạn trẻ, nếu thất nghiệp, nghiên cứu sản xuất cái này xem sao. Thị trường mênh mông, mấy nước xứ lạnh như Hàn, Nhật, Âu, Mỹ….trồng đâu có được, mà họ ăn uống sô-cô-la kinh lắm. Riêng bán cho Trung Quốc thôi thì nông dân mình trồng trối chết cũng không đáp ứng đủ nhu cầu nữa.


Bạn trẻ, hãy lao vào làm đi, đừng ngồi ôm cái Iphone lap-top thở dài. Hạc ngành gì không quan trọng, ngành đào tạo gì kệ mẹ nó, xin việc đúng ngành không được thì cứ đi làm theo đam mê của mình, chờ đợi thì đến bao giờ. Nghề chọn người. Thất nghiệp là do mình dở, chứ hận chi cha mẹ, hận chi thầy cô, hận chi cái trường. Mình chăm chỉ hạc hành, ngoại ngữ tốt, văn hóa sâu, mọi kỹ năng mềm đều thành thạo, tính tình vui vẻ nhân văn…thì mắc mớ gì không có việc.


10 CUỐN SÁCH PHẢI ĐỌC TRƯỚC TUỔI 30
Quyển sách không chỉ là “bữa tiệc triết học” hoành tráng để thưởng lãm, mà quan trọng hơn nó có tác dụng như một thứ hoạt chất kích thích tư duy nói chung, trong bối cảnh đình trệ tư duy và tinh thần bế tắc của xã hội.

Có bạn ngồi đọc những bài như vậy và tặc lưỡi, giá như, giá như, rồi nhắn tin “ dượng ơi, dượng đã ở đâu trong suốt 4 năm con học đại học?”. Có bạn đọc được mấy bài truyền cảm hứng, thì cũng háo hức, nhưng được mấy phút thì hết. Dẹp bỏ mọi tư tưởng bó hẹp, hãy mạnh dạn bung ra các tỉnh xa xôi mà làm giàu. Có 2 người bạn của Tony, một tốt nghiệp ngoại thương, một tốt nghiệp kinh tế quốc dân, từng nói là “ bọn tôi chỉ ở Hà Nội, hoặc cùng lắm là vào Phú Mỹ Hưng, chứ các vùng khác không sống được”. Sau đó năm 2007 sạt nghiệp vì chứng khoán, chạy ăn từng bữa. Nghe lời Tony, vượt qua tự kiêu hãnh gì đó không rõ của người thủ đô, 1 bạn về Cà Mau, xin vào phòng xuất khẩu một công ty thủy sản, 1 bạn về Lâm Hà ( Lâm Đồng), xin vào làm kế toán cho 1 nông trường cà phê. Lúc ra đi, bạn bè họp ở cà phê Hàng Mành trề môi khinh bỉ, nói phải đi tha hương cầu thực à, nhục nhỉ. Mới có 7 năm thôi, dù cực khổ vất vả chút, nhưng chăm chỉ và có đầu óc nên 2 bạn ấy tích lũy mua đất nuôi tôm, trồng bơ, …..thành những nông trường lớn, sản xuất xuất khẩu. Có tiền rồi, cứ rảnh là thay đồ đi Mỹ chơi. Hôm bữa nhận thiệp mời sinh nhật, thấy ghi “ mời Tony đến nhà hàng số….đường Orchard Road,Singapore để dự sinh nhật của bà ngoại tôi vào lúc…”. Con cái tụi nó đều hạc trường quốc tế, đời sống phong lưu của người kiếm tiền bằng mồ hôi của mình. Tony nói kẹt tiền là mang lên cho mượn 1 tỷ liền, nói muốn trả thì trả không thì thôi cũng được. Đem hết bà con ngoài ấy vào, giờ thành những danh gia vọng tộc.


Còn đám bạn có cái -môi –hay- trề hôm bữa, kiên quyết đeo bám 5 cửa ô, ngõ nhỏ- phố nhỏ- tâm hồn nhỏ. Cứ sáng sáng ngồi uống chè, đút 2 cái tay vào đùi, hít hà cãi nhau chuyện cái trứng hay con gà có trước, chuyện gì cũng biết, cũng nói được…nhưng chỉ có làm thì lại không được. Tối tối tự sướng bên đĩa thịt chó và mấy lá mơ lông, nuốt rượu ừng ực trong tiếng chì chiết chuyện tiền nong của vợ con. Hà cớ gì cứ phải bám trụ ở thành phố trong khi tìm miết không có việc? Ngày xưa tụi Tây còn giong buồm bằng vải thô sơ đi ra khơi xa, hải trình đầy bất trắc vì không biết sóng gió thế nào, mua bán giao thương với những con đường tơ lụa. Đến Hội An, bạn sẽ thấy người Hoa, người Nhật, người Hà Lan… đã đến từ mấy trăm năm trước, bằng những chiếc thuyền bé tẹo vượt đại dương. Để gia đình, dân tộc họ giàu có.

Còn mình cứ ru rú không dám đi đâu, như đám “ gà què ăn quẩn cối xay”, canh me coi có rớt hột thóc nào thì nhặt hột đó. Mà bây giờ, công nghệ xay xát đỉnh cao, dễ gì rớt nhiều như hồi xưa nữa. Đành rằng nó bị què, nó mới kiếm ăn quanh cối thóc, mình lành lặn thể trạng và trí óc, mắc mớ gì suốt ngày cũng quanh quẩn giành thóc với mấy con gà què tội nghiệp vậy?


Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ….hãy còn nhiều cơ hội!

Phải lao ra đồng xa mà bươi đất kiếm ăn, xây dựng những nông trại, những nhà máy mang tên mình, sống có 1 cuộc đời thôi, sao chết vô danh vậy. Thủ khoa làm cái gì, toàn định lý, tiên đề, bảng tuần hoàn, công thức của mấy ông Tây Niu-tơn, Đác Uyn, Men-đơ-lơ-ép, Anh-xtanh…phát minh ra mấy trăm năm trước, giờ ngồi viết ra y chang vậy rồi xã hội ngưỡng mộ, nói giỏi quá. Giỏi là vậy sao? Có tài năng thật sự là phải sáng tạo ra cái mới, còn không thì phải tạo ra việc làm cho người khác. Hàn Quốc có 50 triệu dân thôi, mà xe hơi có mấy hãng, điện tử có mấy hãng, xe máy có mấy hãng, mỹ phẩm, hóa dầu, công nghệ…Còn mình tới 90 triệu bộ óc, cũng ô-mê-ga-tê-cộng-phi, cũng sin cũng cos, mà có mỗi chiếc xe máy Made In Vietnam vẫn phải ngồi mơ. Trong khi ai cũng sở hữu 1 chiếc xe máy và ngày nào cũng leo lên nó, nhưng toàn nhãn hiệu Honda, Daelim, Susuki, Yamaha, Lifan, Piaggio,….hẻm thấy xe máy hiệu Cây Dừa, Con Vịt. Toàn giành nhau vào ngồi mấy trường ngoại thương kinh tế bách khoa, tự hào tôi thi 27 điểm, vào trường tốp đầu của Việt Nam, có gì đâu mà tự hào? Cử nhân kinh tế ngoại thương mà chẳng giúp đất nước tìm kiếm thị trường xuất khẩu gì cả, cứ lo xin vô mấy công ty đa quốc gia làm marketing tháng mấy trăm đô la tiền lương. Hạc cơ khí điện tử mà 5 năm ngồi ghế giảng đường, không có công trình, đề tài gì có thể ứng dụng, cầm cái bằng kỹ sư ấy về nhà nói mẹ cha có quen ai hem thì xin việc cho con. Rồi xin không được thì ngồi khóc.

Đứa có tài là đứa biết làm, chứ không phải đứa biết học. Xã hội nên có những quỹ Hành Bổng bên cạnh mấy cái quỹ Học Bổng.

Trích "Tony Buổi Sáng"




TÌNH THƯƠNG VÔ ĐIỀU KIỆN

Câu chuyện dưới đây xảy ra lâu lắm rồi bên Do Thái...
Một ngày kia, khi những viên chức chính phủ đang sữa chữa, xây cất một chuồng bò thì họ trông thấy trong góc nhà có một cái ổ chuột. Họ bèn dùng dùng khói đuổi mấy con chuột trong đó chạy ra. Một hồi sau quả thật có chuột chạy ra, từng con, từng con một...


Tất cả chúng ta đều đã từng phải trải qua những khoảng thời gian khó khăn trong cuộc sống. Và tất cả chúng ta đều đã vượt qua được chúng. Tuy nhiên, một số người lại có khả năng vượt qua khó khăn tốt hơn những người khác. Vậy bí quyết của họ là gì? Hầu hết là do họ đã có những thái độ đúng đắn trong những thời điểm khó khăn nhất đó.


Sau đó mọi người nghĩ rằng chuột đi hết rồi. Nhưng khi họ vừa mới bắt đầu dọn dẹp thì thấy hai con chuột nữa đang chen nhau ra khỏi miệng ổ. Sau một hồi cố gắng, cuối cùng hai con lọt ra được. Điều lạ là sau khi ra ngoài ổ, hai đứa không chạy đi liền mà đuổi nhau ở gần lối ra, dường như con này đang muốn cắn đuôi con kia.

Mọi người kinh ngạc lại gần coi thử, thì họ thấy một con bị mù, không thấy gì cả, còn con kia đang cố gắng để cho con mù cắn đuôi nó, để nó kéo con mù đi tẩu thoát.

Sau khi chứng kiến sự việc xảy ra, ai nấy đều xúc động, không nói nên lời. Tới giờ ăn, nhóm người ngồi quây quần và bắt đầu bàn luận về những gì xảy ra giữa hai con chuột.

Một viên chức La Mã nghiêm nghị nói:" Tôi nghĩ mối quan hệ giữa hai con chuột đó cũng giống như giữa vua và quan". Những người kia nghĩ một hồi rồi nói:" Thì ra thế!" Viên chức La Mã rất lấy làm hãnh diện.

Một người Do Thái khôn ngoan lên tiếng:" Tôi nghĩ mối quan hệ giữa hai con chuột đó giống như là vợ với chồng". Mấy người kia ngẫm nghỉ một hồi nữa, ai cũng thấy có lý, đồng tán thành. Nói xong, mặt người Do Thái lộ vẻ mãn nguyện.

Một người Trung Hoa, quen với truyền thống rất mạnh mẽ ở Trung Hoa là hiếu thuận với cha mẹ, nói: "Tôi nghĩ mối quan hệ giữa hai con chuột kia cũng giống như tình nghĩa mẹ con". Những người kia lại nghĩ một hồi nữa, cảm thấy điều này có lý hơn. Họ tỏ ý tán thành lần nữa. Gương mặt người Trung Hoa bộc lộ nét khiêm tốn chuyên nghiệp.

Lúc đó, một người hay làm phúc, đầu óc đơn thuần đang ngồi dưới đất chống tay lên cằm, nhìn mấy người kia vẻ hoang mang: "Hai con chuột kia sao lại phải có quan hệ với nhau chứ?"

Thời gian bỗng nhiên dừng lại. Cả toán vẻ mặt sững sờ, nhìn về phía người kia, không nói một lời. Viên chức La Mã, người Do Thái, và người Trung Hoa, ba người lên tiếng lúc nãy đều cúi đầu xấu hổ, không dám trả lời.

Thật vậy, tình thương vô điều kiện không dựa vào lợi lộc, tình bạn, sự thủy chung hay huyết thống. Thật ra nó không cần một quan hệ nào cả.


-ST-


Điều ước

"Điều đáng sợ nhất trong cuộc đời không phải cái chết mà là sống không biết vì gì, sống không có ước mơ".

***
Giờ ra chơi, tôi và lũ bạn tán gẫu với nhau xem nếu có một điều ước thì sẽ ước gì. Nhỏ Giang ước thi đậu vào năm tới. Nhỏ Lan ước mẹ nó mau hết bệnh. Trân lớp trưởng tham lam hơn, nói bô bô trước lớp: 

- Tớ ước tớ sẽ có thêm một triệu điều ước nữa. 

Cả lũ bật cười, chê nhỏ Trân có mơ ước cũ rích. Cái kiểu ước một ra mười chẳng có gì mới lạ cả. Nhóm bạn quay sang hỏi tôi, tôi tỉnh queo: 

- Tớ sẽ ước được trở về quá khứ, lúc đó tớ có thể tránh không phạm lỗi lầm nữa. 

Tôi vừa dứt lời, bọn bạn đã vỗ tay bôm bốp. Mặc cho chuông vào lớp reo vang, nhỏ Trân cứ luôn miệng khen: 

- Hay! Hay! Tớ tuyên bố điều ước của cậu hay nhất. 

Đêm trăng sáng, tôi ngồi bên cạnh ông nội ngắm trăng. Nhớ lại những điều ước mấy ngày trước, tôi hỏi ông: 

- Ông ơi, nếu như ông có một điều ước, ông sẽ ước gì ạ? 

Ông nhìn tôi, mỉm cười: 

- Thế cháu sẽ ước gì nào? 

Không chần chừ, tôi kể cho ông chuyện về những điều ước của nhóm bạn. Nghe xong, ông chậm rãi nói: 

- Nếu có một điều ước, ông sẽ ước mọi người trên thế gian này đều có một điều ước như ông. Nhưng theo ông trong thực tế, điều ước hay nhất là điều ước mà ta có thể thực hiện được, cháu ạ.


BÌNH YÊN THỰC SỰ



Nếu chỉ chú ý đến lợi ích trước mắt, thì bạn chỉ nhận được niềm vui ngắn ngủi, tạm thời. Đành rằng sống thì phải có hoài bão ước mơ, nhưng bạn cũng phải nhìn thẳng vào thực tế cuộc sống. Chỉ khi nào biết kết hợp giữ lý tưởng và hiện thực, thì khi đó bạn mới thành công.



Một vị vua treo giải thưởng cho họa sĩ nào vẽ được bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công dùng tài năng của mình để thể hiện sự bình yên ở nhiều góc độ của cuộc sống. Nhà vua ngắm tất cả những bức tranh, nhưng ông chỉ thích có hai bức, và phải chọn lấy một.

Trong hai bức tranh đó:

- Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ với những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng bồng bềnh, trôi lững lờ. Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.

- Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng là những ngọn núi trần trụi và lởm chởm đá. Bên trên, bầu trời giận dữ đổ mưa như trút, kèm theo sấm chớp ầm ầm. Bên vách núi là dòng thác cuồn cuộn nổi bọt trắng xóa. Thật chẳng bình yên chút nào!



Nhưng sau khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Nơi đó, giữa dòng thác trút nước xuống một cách giận dữ, có con chim mẹ đang thản nhiên đậu trên tổ của mình, bên cạnh đàn chim con ríu rít… Bình yên thật sự… 

“Ta chấm bức tranh này!”

Nhà vua công bố. “Sự bình yên không có nghĩa là không ồn ào, không giận dữ. Bình yên có nghĩa là ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp, ta vẫn cảm thấy còn có sự yên tĩnh hiện diện trong nội tâm mình. Đó mới là ý nghĩa thực sự của sự bình yên”.

Có thể bạn quan tâm: 


10 CUỐN SÁCH PHẢI ĐỌC TRƯỚC TUỔI 30


Trong công việc và cuộc sống, tôi thường được nghe câu hỏi: “Đâu là quyển sách gối đầu giường của bạn?” Tôi mỉm cười và trả lời, tôi gối khá nhiều quyển vì ngày xưa không có tiền mua gối nên phải dùng sách để gối. Đây là câu trả lời vui nhưng nó là sự thật, bởi ngày trước tôi thường ngủ chung với sách và dùng nó gối đầu. Nhưng thời nay tôi thấy đa số các bạn trẻ không mấy ai còn mặn mà “ngủ” với sách nữa, thay vào đó là những chiếc Smartphone hay các thiết bị công nghệ.

Tôi nhớ, có lần Anh Nguyễn Cảnh Bình – CEO của Alpha Book đã từng bộc bạch: “Tôi luôn “dành được” cảm giác THƯƠNG HẠI và MUỐI MẶT khi phát biểu với những đồng nghiệp quốc tế rằng, ‘Những cuốn sách Best Seller ở đất nước chúng tôi có doanh số khoảng mười ngàn bản.’ Còn ở nước họ, Hàn, Nhật, Pháp… Thì con số từ một đến ba triệu bản là chuyện bình thường, trong khi dân số của ta chẳng thua kém nước bạn, thậm chí là còn áp đảo.”


 
5 BÀI HOC HAY TỪ ABRAHAM LINCOLN


"Một số điều có thể đến với những người chỉ chờ đợi. Nhưng một số điều quý giá khác chi dành cho những người hối hả và quyết đoán" 



Điều đó đã nói lên lý do tại sao nhiều nhà xuất bản và các đơn vị phát hành sách của chúng ta đang “sống” trong tình trạng thoi thóp, và cũng phần nào lý giải cho nguyên nhân vì sao đất nước ta đang là một xã hội dân trí thấp. Tất nhiên, một xã hội dân trí thấp vẫn sinh ra ai đó trở thành thủ tướng hoặc triệu phú, nhưng nhìn chung, khi phải đối chọi với thế giới, xã hội ấy sẽ có sức cạnh tranh kém. Nó sẽ rất khó vươn lên thành một xã hội tri thức, nơi con người đạt tới trình độ tổ chức và công nghệ cao, mà chủ yếu nó vẫn sống dựa vào đất đai, tài nguyên và nhân công giá rẻ. Xét về mặt nhân văn, một xã hội ít đọc sách cũng là một xã hội thô lậu, kém tinh tế, rất khó sinh ra các nhà tư tưởng, nhà văn hoặc nghệ sĩ lớn.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, những tên “mọt sách” chẳng qua chỉ giỏi hoa miệng, múa bút chứ đâu có làm được tích sự gì. Trong một thế giới có tốc độ thay đổi được tính bằng giây thì những kiến thức cũ kỹ trong sách còn ai thèm dùng nữa. Tất nhiên bạn có quyền giữ quan điểm của riêng mình. Nhưng có một thực tế mà chắc chắn chúng ta không thể phủ nhận là hầu như những người thành đạt đều đọc rất nhiều sách. Và họ cũng rất coi trọng việc chọn trường và chọn sách cho con em họ.

Có thể bạn sẽ hơi ngạc nhiên khi biết mình đang đọc bài giới thiệu sách của một cậu bé có trình độ lớp 9. Đã mười năm nay tôi chưa một lần được ngồi trên ghế của một ngôi trường chính thống. Thường ngày, tôi vẫn luôn tự nhận mình là kẻ thất học. Nhưng kỳ thực, tôi vẫn luôn đều đặn “đi học” ở hai ngôi trường khác, đó là “trường đời” và những quyển sách. Đối với tôi, sách không chỉ là tệp giấy có in chữ, nó còn là người bạn, người thầy, người dẫn đường thông thái.

Tuy không được đến trường, nhưng tôi lại có may mắn khi đem lòng “yêu sách” ngay từ thuở thiếu thời. Cũng như các bạn, tôi có chút bối rối và khó khăn trong những ngày đầu bước chân vào “làng đọc”. Vừa mù mờ về kỹ năng đọc, vừa chẳng biết đọc gì cho hữu ích và mang lại nhiều giá trị nhất.

Là người ít học – cũng là người trẻ, tôi tự thấy chẳng có tư cách gì để lên lớp hay chỉ giáo cho bạn một điều gì cả. Tuy vậy, qua mười năm miệt mài trong “ngôi trường” rộng lớn ấy. Tôi chắt lọc lại và xin giới thiệu đến bạn những đầu sách dưới đây. Theo cảm nhận của cá nhân tôi đây là những quyển sách rất hay và nhiều giá trị mà những người trẻ chúng ta cần phải đọc. Tôi tin rằng, khi đọc nó bạn sẽ nhận thấy SÁCH là một “ngôi trường” tiện lợi nhất, thân thiện nhất, phí thấp nhất nhưng cung cấp cho ta một lượng kiến thức rất phong phú và bổ ích.

Chúc bạn sẽ có những giờ phút thư thái và tìm thấy nhiều điều thú vị, hữu ích trong các tác phẩm dưới đây:

1. Thế giới phẳng – Thomas L. Friedman

Thể loại: Kinh tế – chính trị

Bằng những câu chuyện hứng thú và sinh động, Friedman đã mô tả quá trình giác ngộ của bản thân khi ông chạm trán với thế giới phẳng. Nhưng có lẽ điều làm nên giá trị đích thực của cuốn sách với khả năng diễn đạt kiểu “người thật việc thật”, tác giả đã kiến giải sự vận động chính trị – kinh tế thế giới một cách dễ hiểu và rất thuyết phục.

2. Trí thức tinh hoa Việt Nam đương đại – Hàm Châu

Thể loại: Bút ký – chân dung

Với bút pháp đầy cảm xúc khi kể về con người, lại chính xác, khoa học khi kể về những công trình, thành tựu. Hàm châu đã miêu tả vô cùng rõ nét và chân thực về con đường của cha ông, trí tuệ của cha anh. Tác phẩm là bức hoạ hoành tráng phản ánh về giai thoại lịch sử Việt Nam đương đại.

3. Những giấc mơ từ cha tôi – Barack Obama

Thể loại: Hồi ký

Những Giấc Mơ Từ Cha Tôi là một cuộc nghiên cứu nhạy cảm và tinh tế về chuyến hành trình của Barack Obama vào thế giới tuổi trưởng thành, cuộc tìm kiếm của ông về cộng đồng và vai trò của mình trong đó, một cuộc tìm kiếm sự cảm thông đối với cội nguồn, và sự khám phá của tác giả về chất thi vị của cuộc sống con người. Mẫn cảm và uyên thâm, đây là cuốn sách mà tất cả những người trẻ chúng ta nên đọc, để hiểu chân dung của một trong những vị chính khách có tầm vóc và có ảnh hưởng lớn nhất hiện nay, không chỉ là ảnh hưởng về quyền lực mà còn cả về tư tưởng.

4. Rừng Na Uy – Murakami Haruki

Thể loại: Tiểu thuyết

Có thể nói Rừng Na Uy là một trong những tác phẩm hay nhất mà tôi từng đọc. Một quyển sách dành riêng cho thế hệ trẻ, xoay quanh các nhân vật ở độ tuổi sinh viên. Câu chuyện kể về những cuộc chơi bời vô độ, những khoảng trống vắng trong tâm hồn của những con người trẻ không thỏa hiệp được với cuộc sống, và sự dằn vặt trong sâu thẳm con người họ để tìm cho mình lối thoát. Họ tự “tầm thường hoá” bản thân bằng sự che giấu những khuyết điểm của mình, không mở lòng với nó, sống với nó, cũng như sống với chính con người thật của họ. Đây là quyển sách cần phải đọc với bạn trẻ ở tuổi sinh viên, để tìm ra “bánh lái” cho chính cuộc đời mình và để cảm nhận tâm trạng của giới trẻ Nhật Bản khi nước này đang ở một giai đoạn phát triển khá giống với Việt Nam hiện nay.

5. Tôi là ai – Và nếu vậy thì bao nhiêu – Richard David Precht

Thể loại: Triết học, xã hội học

Richard David Precht đưa độc giả đi qua hành trình mấy nghìn năm triết học để loại bỏ những tư tưởng sai lầm và chắt lọc những tư tưởng vẫn còn được coi là đúng đắn hoặc vẫn được tiếp tục thảo luận. Đây là cuốn cẩm nang quan trọng để những người trẻ chúng ta hình dung ra quy mô các vấn đề trong xã hội hiện đại, để trả lời cho câu hỏi: Ta là ai? Ta đang sống ở thời đại nào? Ta nên làm gì?

6. Trăm năm cô đơn – Gabriel Gacía Marques

Thể loại: Tiểu thuyết

Trăm năm cô đơn là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất đã mang lại giải Nobel cho Gabriel Cacía Marques. Nó là sự kết hợp của thần thoại của thổ dân da đỏ với trí tuệ của văn minh hiện đại, sự pha trộn giữa các yếu tố hiện thực và hoang đường đã tạo ra một hệ thẩm mỹ đặc biệt mà các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học gọi là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, một sản phẩm đặc thù của Mỹ Latinh hiện đại, đã đưa tâm hồn xứ sở này ảnh hưởng khắp thế giới.

7. Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh

Thể loại: Tiểu thuyết

Nỗi buồn chiến tranh là cuốn tiểu thuyết hay nhất về chiến tranh Việt Nam, gây tiếng vang lớn trên phạm vi quốc tế, được nhanh chóng dịch ra tiếng Anh và đã bán được trên 100.000 bản ở Mỹ, con số sách bán kỷ lục của một tác giả Việt Nam ở nước ngoài. Tác phẩm kể về một thế hệ thanh niên trong một cuộc chiến tàn khốc, hủy diệt, những con người để tuổi trẻ trôi đi trong bom đạn và những cơn mưa rừng, trong cô đơn và lãng quên, và trên hết là nỗi buồn. Ta không thấy trong Nỗi buồn chiến tranh tâm trạng “đường ra trận mùa này đẹp lắm” như ở các bài ca chống Mỹ, mà là một tâm trạng đau xót, mất mát, tiếc nuối của tuổi trẻ. Một tâm trạng chán ghét chiến tranh và khao khát hòa bình.

8. Dân chủ và giáo dục

Thể loại: Triết học, giáo dục

Cuốn sách này là kết quả của một nỗ lực nhằm phát hiện và trình bày những quan niệm gắn liền với một xã hội dân chủ, và vận dụng các quan niệm đó vào những vấn đề của hoạt động giáo dục. Cuốn sách chỉ rõ những mục tiêu và phương pháp kiến tạo của nền giáo dục công lập xét từ quan điểm nói trên, và đưa ra đánh giá có tính phê phán các lý luận về nhận thức và sự phát triển đạo đức. Đồng thời nó cũng giúp ta trả lời cho ba câu hỏi. Bản chất của con người là gì? Chúng ta muốn trở thành con người như thế nào? Và làm thế nào để có được con người như ta muốn?

9. Quốc gia khởi nghiệp – Dan Senor & Saul Singer

Thể loại: Kinh tế, chính trị, kể chuyện

Pha trộn giữa một chút khám phá, một chút tranh cãi và những câu chuyện kỳ thú. Cuốn sách đã làm toát lên phẩm chất vượt trội của con người và đất nước Israel, một quốc gia nhỏ bé, một nền kinh tế thần kỳ. Thể hiện khát vọng to lớn về một dân tộc vĩ đại và tư duy toàn biên – toàn diện – toàn cầu. Đó cũng là lời nhắc nhở dành cho thế hệ trẻ Việt Nam chúng ta phải soi mình và tự vấn chính mình.

10. Trò chuyện triết học – Bùi Văn Nam Sơn

Thể loại: Tập hợp các bài viết về triết học.

Quyển sách không chỉ là “bữa tiệc triết học” hoành tráng để thưởng lãm, mà quan trọng hơn nó có tác dụng như một thứ hoạt chất kích thích tư duy nói chung, trong bối cảnh đình trệ tư duy và tinh thần bế tắc của xã hội. Đọc “trò chuyện triết học” ta có cảm tưởng như đang bước lên những bậc thang ngày càng cao của “tháp ngà triết học”, nhưng không phải để tách rời khỏi xã hội, mà để nhìn qua các cửa sổ thấy được thế giới nhiều hơn, xa hơn, và để trở lại hiểu xã hội nhiều hơn.

Cuối cùng, đối với những bạn trẻ mới bắt đầu bước vào “làng đọc”, theo tôi trước hết nên đọc quyển “phương pháp đọc sách hiệu quả“, một cuốn sách hướng dẫn về kỹ năng đọc rất hay và nổi tiếng. Sự chuẩn bị ấy có ý nghĩa như việc chúng ta “mài rìu” trước khi vào rừng đốn củi vậy. Nó không những giúp ta đốn nhanh mà còn thu về rất nhiều “chiến lợi phẩm”.


(Sưu tầm)