Ý nghĩa và cách bày trí mâm ngũ quả ngày tết

       Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.


Tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quảTuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.
Sau đây là ý nghĩa của một số loại hoa quả được bày trên mâm ngũ quả: 
 (hay mật phụ), ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ
Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống
Đào thể hiện sự thăng tiến
Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn
Phật thủ giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người
Táo (loại trái to màu đỏ tươi) có nghĩa là phú quý
Hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt
Thanh long - ý rồng mây gặp hội
- Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn
Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc
Quả trứng gà có hình trái đào tiên - lộc trời
Dừa có âm tương tự như là “vừa," có nghĩa là không thiếu
- Sung gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc
Đu đủ mang đến sự đầy đủ thịnh vượng
Xoài có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn./. 
Còn đây là 1 số cách bày trí mâm ngũ quả đẹp trong ngày Tết - các bạn tham khảo nhé: 




CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI AN KHANG VÀ HẠNH PHÚC