Hội thảo về hệ thống cơ sở dữ liệu và chính sách dân tộc của Ủy ban dân tộc

Trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc”, sáng ngày 30/5, tại phòng hội thảo VITD, tầng 3 tòa nhà 25T2 Hoàng Đạo Thúy – Trung Hòa, Hà Nội, Trung tâm Thông tin của Ủy ban Dân tộc đã tổ chức.


Hội thảo Thực trạng nhu cầu Hệ thống cơ sở dữ liệu về dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc của các Bộ, ngành và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Hội thảo do TS. Nguyễn Ngọc Hà (Giám đốc Trung tâm Thông tin – đơn vị chủ trì thực hiện Đề tài) và PGS.TS Bế Trung Anh (Phó Giám đốc Học viện Dân tộc – Chủ nhiệm Đề tài) đồng chủ trì. Tham dự Hội thảo có đại diện một số Bộ, ngành liên quan; Ban Dân tộc các tỉnh, thành Hà Nội, Quảng Ninh, Lào Cai và đại diện lãnh đạo một số Vụ, đơn vị của UBDT.

Hội thảo nhằm lấy ý kiến của các đại biểu, hình thành luận cứ khoa học cho việc định hướng nội dung, giải pháp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) trên đáp ứng khả năng lưu trữ, liên kết, chia sẻ thông tin với các hệ thống CSDL, GIS, Atalas điện tử ở dạng này và dạng khác; từ đó đề xuất dự án khả thi xây dựng hệ thống CSDL chuẩn quốc gia về dân tộc thiểu số (DTTS), chính sách dân tộc (CSDT) phục vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Ngọc Hà – Giám đốc Trung tâm thông tin cho biết: Trước thực tế hiện nay, phương pháp thực hiện điều tra CSDL chưa phù hợp, nên dữ liệu còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Hệ thống CSDL về DTTS chưa được tổ chức, cập nhật và tổng hợp phục vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Ông Hà khẳng định, cần phải có một đề tài triển khai một cách khoa học và đồng bộ để có hệ thống CSDL thống nhất chuẩn quốc gia về DTTS và CSDT trên phạm vi toàn quốc. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay đó là cần có một nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng hệ thống CSDLQG về DTTS và CSDT phục vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc. “Yêu cầu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về các dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn.

TS Nguyễn Ngọc Hà phát biểu tại Hội thảo
TS Nguyễn Ngọc Hà phát biểu tại Hội thảo
Theo PGS. TS Bế Trung Anh (Phó Giám đốc Học viện Dân tộc): Để thực hiện hiệu quả CSDT thì người làm công tác dân tộc phải nắm rõ các thông tin CSDL về DTTS để làm căn cứ thực hiện các chính sách bền vững hơn. Tuy nhiên, hiện nay dữ liệu vẫn dựa trên thu thập từng giai đoạn 5 hoặc 10 năm, dẫn đến nguồn thông tin không được cập nhật kịp thời, khó khăn khi khai thác và gây tổn thất kinh tế. Đề tài sẽ tạo một bước đột phá trong thu thập thông tin nhanh kịp thời, chuẩn xác và sát thực vì được cập nhật thông tin trực tiếp bởi cơ quan thực hiện công tác dân tộc tại địa phương và các Bộ, ngành liên quanPGS.TS Bế Trung Anh giới thiệu về tầm quan trọng của đề tài.

PGS.TS Bế Trung Anh giới thiệu về tầm quan trọng của đề tài.
PGS.TS Bế Trung Anh giới thiệu về tầm quan trọng của đề tài.
PGS. TS Bế Trung Anh mong rằng, qua Hội thảo này sẽ ghi nhận được nhiều ý kiến đánh giá về thực trạng nhu cầu sử dụng dữ liệu về dân tộc thiểu số và dữ liệu thông tin tại cơ quan đang khai thác, có cách nhìn mới về cách chia sẻ thông tin; qua đó hoàn thiện đề tài, đưa vào thực tiễn, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin về đồng bào dân tộc và nâng tầm công tác dân tộc.

Các đại biểu dự Hội thảo đã được nghe các tham luận về nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống CSDL về DTTS và CSDT phục vụ QLNN về DTTS; xác định được nhu cầu về thông tin dữ liệu phục vụ công tác dân tộc; phân tích thực trạng các CSDL trong nước, quốc tế liên quan đến Hệ thống CSDL về DTTS ở Việt Nam; đề xuất nội dung, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng Hệ thống CSDL về DTTS và CSDT; xây dựng dự thảo quy chế về quản lý, vận hành, khai thác cập nhật CSDL quốc gia về DTTS và CSDT.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã đưa ra những vấn đề bất cập hiện nay trong việc khai thác nguồn thông tin CSDL về DTTS và khẳng định tính cấp thiết của Đề tài. Các đại biểu cũng nhận định, đây là Đề tài có tính thực tiễn cao, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin của các cấp cơ sở và Bộ, ngành. Các đại biểu đề xuất, để nguồn CSDL về dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc được khai thác hiệu quả thì nguồn thông tin phải được bổ sung hàng quý; đề cao trách nhiệm của các Bộ, ngành; có hệ thống chỉ tiêu cụ thể; nguồn thông tin phải được cập nhật theo hệ thống từ cấp xã trở lên…

Theo Kim Thu
Nguồn: cema.gov.vn